Thị trường chứng khoán châu Á lình xình trong phiên mở cửa đầu tuần

Thị trường chứng khoán châu Á biến động ngược chiều trong phiên mở cửa đầu tuần ngày 8/7.

Diễn biến trên xảy ra giữa bối cảnh các nhà đầu tư ngày càng tự tin hơn về khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng Chín tới. Trong khi đó, đồng euro suy yếu khi Pháp đối diện bế tắc chính trị sau vòng bầu cử gay cấn.

101015-thi-truong-chung-khoan-chau-a-khoi-sac-sau-quyet-dinh-giu-nguyen-lai-suat-cua-fed.jpg
Trong ảnh: Bảng chỉ số chứng khoán tại Tokyo, Nhật Bản ngày 9/7/2020. Ảnh: THX/TTXVN

 Diễn biến tích cực của thị trường chứng khoán châu Á trong đầu phiên 8/7 được hỗ trợ bởi hy vọng việc Mỹ sớm nới lỏng chính sách tiền tệ. Chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) tăng 0,1%, sau khi đạt mức cao nhất trong hai năm vào tuần trước.

Thị trường chứng khoán Tokyo mở cửa giảm điểm vào phiên 8/7, khi các nhà đầu tư chốt lời sau đà tăng gần đây, song đà giảm điểm được hạn chế sau những diễn biến khả quan tại Phố Wall vào cuối tuần trước. Mở cửa phiên này, chỉ số Nikkei 225 giảm 64,57 điểm, tương đương 0,16%, xuống 40.847,80 điểm.

Quảng cáo

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng sau báo cáo việc làm tháng Sáu của Mỹ, vừa được công bố cuối tuần trước, giảm ở mức 4,297%, sau khi đạt mức cao nhất là 4,4930% vào đầu tuần trước.

Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ đưa ra quan điểm của mình về chính sách lãi suất trong phiên điều trần trước Quốc hội vào ngày 9/7, trong khi một số quan chức khác của Fed cũng đưa ra phát biểu trong tuần này.

Các dữ liệu kinh tế quan trong được chờ đợi trong tuần này là chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng Sáu, dự kiến được công bố ngày 11/7.

Dữ liệu lạm phát của Đức cũng được công bố cùng ngày, trong khi Trung Quốc cũng công bố số liệu về giá tiêu dùng và hoạt động thương mại trong tuần này.

Tại thị trường Seoul (Hàn Quốc), chỉ số Kospi mất 1,73 điểm, tương đương 0,06%, xuống 2.860,50 điểm vào phiên giao dịch sáng ngày 8/7. Đà giảm của chỉ số này diễn ra khi các nhà đầu tư nhỏ lẻ và tổ chức đẩy mạnh bán cổ phiếu trị giá lần lượt 28,9 tỷ won (21 triệu USD) và 138 tỷ won để chốt lời sau khi chỉ số này đạt mức đóng cửa cao nhất trong năm nay vào tuần trước.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Gần 21.000 tỷ rút khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam qua các quỹ ETF từ đầu năm

Dòng vốn rút ra khỏi các ETF là một trong những yếu tố góp phần tạo nên giai đoạn bán ròng kỷ lục của khối ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm 2024.

Dòng vốn tháo chạy khỏi các quỹ ETF bitcoin chạm “đỉnh” của bốn tháng EVF bị loại khỏi danh mục, quỹ ETF VanEck sẽ phải bán ra hơn 8 triệu cổ phiếu

Nhiều quỹ mở đạt hiệu suất vượt trội hơn VN-Index

Thị trường chứng khoán vừa trải qua 9 tháng đầy biến động, chỉ số VN-Index có lúc giảm xuống dưới 1.200 điểm. Tuy nhiên, kết thúc quý III/2024, với sự thay đổi của những chính sách vĩ mô lớn trên thế giới như FED hạ 0,5 điểm % lãi suất và Trung Quốc thực

Gã khổng lồ quản lý tài sản lớn thứ 2 thế giới quy mô 8.600 tỷ USD có thể đổ tiền vào chứng khoán Việt Nam MWG thu hơn 11.400 tỷ đồng trong tháng 8, tiếp tục mở rộng Bách Hóa Xanh và thu hẹp quy mô chuỗi An Khang

Chuỗi 3 phiên giảm khiến thị trường thất thoát hơn 20 điểm

Thị trường lình xình trong phần lớn thời gian giao dịch và xuất hiện sức ép nhiều hơn từ nhóm cổ phiếu Bluechips trong 15 phút cuối. Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số đã giảm tổng cộng hơn 20 điểm sau 3 phiên giảm liên tiếp về đường xu hướng ngắn hạn.

Thị trường đưa nhà đầu tư lên "tàu lượn" "Chảo lửa" Trung Đông - biến số khó lường trên thị trường dầu mỏ