Thị trường chưa hết choáng váng vì "pha lật kèo", người Nhật tạo thêm bất ngờ thứ hai, châm ngòi cho sự bùng nổ M&A trong tương lai

Thương vụ tiếp quản trị giá 14,9 tỷ USD diễn ra trong bối cảnh các tập đoàn giàu tiền mặt của Nhật Bản quay trở lại thị trường toàn cầu.

Thị trường chưa hết choáng váng vì "pha lật kèo", người Nhật tạo thêm bất ngờ thứ hai, châm ngòi cho sự bùng nổ M&A trong tương lai

10 tiếng sau khi gây choáng váng thị trường với thương vụ mua lại (M&A) lớn nhất trong lịch sử công ty, Chủ tịch Eiji Hashimoto của tập đoàn Nhật Bản Nippon Steel đã tạo thêm một bất ngờ thứ hai. Ông cho biết nhà sản xuất thép lớn nhất đất nước mặt trời mọc vẫn để ngỏ cho “các cơ hội tốt khác xuất hiện”.

Chủ tịch Hashimoto đưa ra phát biểu sau thông báo về việc Nippon sẽ mua lại doanh nghiệp Mỹ US Steel với giá 14,9 tỷ USD bằng tiền mặt. Thoả thuận này sẽ đưa tập đoàn Nippon trở thành nhà sản xuất thép lớn thứ ba thế giới.

Các chuyên gia M&A và luật sư tại Nhật Bản cho biết, đây là thương vụ mua lại công ty nước ngoài lớn nhất Nhật Bản trong năm 2023. Họ cũng báo hiệu rằng các tập đoàn giàu tiền mặt của Nhật Bản đang quay trở lại thị trường toàn cầu với tư cách là một trong những người đi săn hăng hái nhất thế giới.

Ba chuyên gia ngân hàng M&A làm việc tại Tokyo cho biết các công ty Nhật Bản thuộc nhiều ngành khác nhau đang thận trọng lên kế hoạch mua lại các doanh nghiệp với trị giá hàng tỷ USD. Họ đang tìm kiếm sự tăng trưởng bên ngoài thị trường nội địa Nhật Bản.

Chuyên gia M&A Ken Lebrun tại Davis Polk & Wardwell cho biết, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy năm 2024 sẽ là sự trở lại của các thương vụ M&A Nhật Bản sau thời gian tạm lắng vì đại dịch.

“Thương vụ đầy tham vọng của Nippon Steel mua lại US Steel có thể đóng vai trò là chất xúc tác để khuyến khích các công ty Nhật Bản khác thực hiện các kế hoạch chiến lược dài hạn của họ để phát triển ở nước ngoài”, chuyên gia Lebrun cho biết.

image10-1703083804083-1703083804286822220643-7770.png
Quảng cáo

Hoạt động M&A nội địa Nhật Bản đang gia tăng

Chốt phiên ngày 19/12, cổ phiếu của Nippon Steel giảm 2,8%. Các nhà đầu tư đang đánh giá giá trị chiến lược từ việc mua lại. Lời đề nghị của Nippon Steel cao gần gấp đôi đề xuất từ tập đoàn Cleveland-Cliffs hồi tháng 8.

Thoả thuận này cần được các nhà quản lý Mỹ chấp thuận. Nhưng nó lại đang vấp phải sự phản đối của các thượng nghị sĩ và liên minh các nhà sản xuất thép United Steelworkers. Những người này đang yêu cầu tiến hành xem xét lại thoả thuận.

Dưới áp lực thị trường nội địa co lại và các cổ đông yêu cầu triển khai vốn hiệu quả hơn, các công ty Nhật Bản phải đảm bảo tăng trưởng ở nước ngoài, thông qua việc mua lại và sáp nhập.

Một luật sư ở Tokyo cho biết các doanh nghiệp tìm kiếm mục tiêu ở Mỹ sẽ được hưởng lợi. Vì họ sẽ ít phải cạnh tranh với các công ty Trung Quốc. Trong khi đó, lãi suất cao tại Mỹ khiến các công ty cổ phần tư nhân tạm lùi bước chờ đợi môi trường tài chính được cải thiện.

Một chuyên gia đứng đầu bộ phận M&A của một ngân hàng đầu tư toàn cầu cho biết thương vụ với Nippon Steel “sẽ truyền cảm hứng cho các công ty Nhật Bản khác hành động”. Tuy nhiên, ông lưu ý một số giao dịch đầu năm nay đã thất bại, do hội đồng quản trị công ty không sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong bối cảnh môi trường vĩ mô toàn cầu chưa ổn định.

Các cố vấn M&A cho biết, việc mua lại Nippon Steel cũng diễn ra trong bối cảnh môi trường giao dịch trong nước đang thay đổi đáng kể. Các cổ đông đang thúc đẩy các công ty Nhật Bản xem xét việc bán các mảng kinh doanh không cốt lõi và sáp nhập trong nước nhằm khai thác giá trị và tăng tính cạnh tranh.

Theo nhà cung cấp dữ liệu Recof, giá trị các giao dịch mà công ty Nhật Bản thực tại thị trường quê nhà đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2005, đạt 7,7 nghìn tỷ Yên vào năm 2023.

Tham khảo Financial Times

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?