Thế giới bắt đầu bước vào khủng hoảng nợ trong bối cảnh lạm phát đình trệ

Chuyên gia kinh tế Nouriel Roubini dự báo về nguy cơ khó tránh khỏi của một cuộc khủng hoảng hệ thống mới và một cuộc suy thoái sâu, dài đối với kinh tế thế giới.

Nhật báo Les Echos mới đây đã dẫn phân tích và dự báo của chuyên gia kinh tế Nouriel Roubini về nguy cơ khó tránh khỏi của một cuộc khủng hoảng hệ thống mới và một cuộc suy thoái sâu, dài đối với kinh tế thế giới.

Ông Nouriel Roubini là một nhà kinh tế học người Mỹ gốc Thổ Nhĩ Kỳ. Ông là Giáo sư danh dự và là Giáo sư Kinh tế thuộc trường Kinh doanh Stern, Đại học New York, đồng thời là Chủ tịch của Roubini Macro Associates LLC, một công ty tư vấn kinh tế.

Theo ông Nouriel Roubini, đã một năm trôi qua kể từ khi ông nhận định rằng kịch bản lạm phát gia tăng sẽ dai dẳng, nguyên nhân không chỉ đến từ các chính sách kém cỏi mà còn vì những cú sốc tiêu cực về nguồn cung, và rằng những nỗ lực chống lại lạm phát của các ngân hàng trung ương sẽ gây ra sự lao dốc mạnh mẽ của nền kinh tế.

Chuyên gia này đã từng cảnh báo rằng một khi xảy ra, suy thoái sẽ nghiêm trọng và kéo dài, với những khó khăn tài chính và khủng hoảng nợ lan rộng.

Liệu những dự đoán này có đúng hay không? Đầu tiên, những người cho rằng lạm phát là "trầm trọng" dường như đã chiến thắng những người khẳng định rằng vấn đề này chỉ là "tạm thời".

Cùng với các chính sách tiền tệ, tài khóa và tín dụng lỏng lẻo quá mức, các cú sốc tiêu cực về nguồn cung đã khiến giá cả tăng vọt. Việc đóng cửa biên giới để kiểm soát đại dịch COVID-19 đã dẫn đến sự tắc nghẽn, bao gồm cả nguồn nhân lực lao động. Chính sách "Không COVID" của Trung Quốc cũng làm phức tạp thêm các vấn đề của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã gây ra làn sóng chấn động đối với thị trường năng lượng và hàng hóa. Cuối cùng, các lệnh trừng phạt mở rộng và sự mạnh lên của đồng USD đã làm ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, với các hạn chế thương mại và di cư đang thúc đẩy xu hướng phi toàn cầu hóa.

Fed chưa bao giờ thắng

Giờ đây, mọi người đều nhận ra rằng những cú sốc tiêu cực và dai dẳng về nguồn cung đã góp phần gây ra lạm phát. Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) và Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã thừa nhận rằng sẽ khó có thể có được một cuộc "hạ cánh mềm". Chủ tịch Fed Jerome Powell hiện đang nói về một "cuộc hạ cánh khá mềm nhưng cũng không tránh được "một chút đau đớn". Trong khi đó, các nhà phân tích thị trường, nhà kinh tế và nhà đầu tư đang nói về một kịch bản hạ cánh không hề êm dịu.

Theo số liệu mới nhất được công bố hôm 13/10, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 9/2022 của Mỹ đã tăng 0,4%, cao hơn mức dự báo 0,3% của các chuyên gia trong cuộc thăm dò của Dow Jones. Trong 12 tháng tính đến tháng 9/2022, CPI tăng 8,2% sau khi đã tăng 8,3% vào tháng 8/2022. Trước đó, con số này tăng 9,1% vào tháng 6/2022, mức cao nhất kể từ tháng 11/1981.

Sẽ rất khó để hạ cánh êm ả khi các cú sốc tiêu cực về cung đang diễn ra trong tình trạng lạm phát đình trệ. Kịch bản này thậm chí còn phức tạp hơn so với kịch bản khi nền kinh tế phát triển quá nóng do cung vượt cầu.

Kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, chưa từng có trường hợp nào Fed hạ cánh thành công với lạm phát trên 5% (hiện tại là trên 8%) và tỷ lệ thất nghiệp dưới 5% (hiện tại là 3,7%). Châu Âu còn tệ hơn vì nhiều khả năng sẽ phải chứng kiến một sự "hạ cánh đau đớn" do cú sốc năng lượng.

Câu hỏi đặt ra là liệu thế giới có đang trong một cuộc suy thoái thực sự? Điều này là chưa hẳn, nhưng Mỹ đã ghi nhận tăng trưởng âm trong hai quý liên tiếp và hầu hết các chỉ số hướng tới tương lai của các hoạt động ở các nền kinh tế tiên tiến đều cho thấy sự sụt giảm mạnh và các chỉ số này sẽ còn tồi tệ hơn nếu các chính sách tiền tệ tiếp tục bị siết lại. Do đó, việc "hạ cánh đau đớn" vào cuối năm nên được xem là kịch bản khá rõ ràng.

Nhiều nhà phân tích hiện đang đồng ý với đánh giá này, song dường như họ cho rằng cuộc suy thoái đang tới sẽ ngắn và không dữ dội. Ông Nouriel Roubini, trái lại, lại phản bác sự lạc quan này và nhấn mạnh nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng nợ trong bối cảnh lạm phát đình trệ nghiêm trọng và kéo dài.

Quảng cáo
vna-potal-my-fed-can-nhac-tiep-tuc-tang-manh-lai-suat-stand-4625.jpg

Trụ sở Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN

Ông cho biết, những khó khăn gần đây trên thị trường tài chính - bao gồm thị trường trái phiếu và thị trường tín dụng - đã củng cố quan điểm của ông cho rằng những nỗ lực của ngân hàng trung ương sẽ gây ra một sự sụp đổ kinh tế và tài chính.

Ông Nouriel Roubini cũng lập luận từ lâu rằng các ngân hàng trung ương, bất kể họ biện luận thế nào, cũng sẽ cảm thấy áp lực rất lớn trong việc phải đảo ngược hành động thắt chặt tiền tệ khi kịch bản của một cuộc hạ cánh cứng về kinh tế và sự sụp đổ tài chính trở thành hiện thực.

Những dấu hiệu đầu tiên của sự nới lỏng đã được nhận thấy ở Vương quốc Anh.

Nguy cơ lạm phát đình trệ tăng cao

Ngoài ra, có những dấu hiệu cho thấy bắt đầu xảy ra khả năng kịch bản "Một sự hài hòa lớn" đang nhường chỗ cho kịch bản "Lạm phát đình trệ lớn". Lạm phát đình trệ là hiện tượng được ghi nhận khi nền kinh tế được đặc trưng bởi sự không ổn định và sự kết hợp của các cú sốc nguồn cung một cách tiêu cực.

Ngoài những biến động nêu trên, các cú sốc còn có thể bao gồm sự già hóa của xã hội ở nhiều nền kinh tế lớn; xu hướng tách rời Mỹ-Trung; "suy thoái địa chính trị" và sự sụp đổ của chủ nghĩa đa phương; các biến thể mới của COVID-19 và các bệnh dịch mới chẳng hạn như bệnh đậu mùa khỉ; hậu quả ngày càng nguy hại của biến đổi khí hậu; chiến tranh mạng và các chính sách thuế nhằm tăng tiền lương cũng như sức mạnh của người lao động.

Còn đối với danh mục đầu tư truyền thống, theo ông Nouriel Roubini, đúng như dự đoán trước đây của ông, rằng mối tương quan biến đổi ngược chiều nhau giữa giá trái phiếu và cổ phiếu sẽ mờ dần khi lạm phát gia tăng.

Trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6/2022, các chỉ số cổ phiếu của Mỹ và toàn cầu đã giảm hơn 20% trong khi lợi suất trái phiếu dài hạn tăng từ 1,5% lên 3,5%, dẫn đến những khoản lỗ lớn.

Cuộc khủng hoảng dường như đã hiện hữu

Cổ phiếu liên tục giảm mạnh trong khi lợi suất trái phiếu tăng mạnh. Với lạm phát gia tăng dẫn đến sự thắt chặt chính sách tiền tệ, một thị trường cân bằng đã xuất hiện cho cả cổ phiếu và trái phiếu.

Tuy nhiên, chứng khoán Mỹ và toàn cầu vẫn chưa được định giá đầy đủ. Cổ phiếu sẽ giảm khoảng 30% trong một cuộc suy thoái nhẹ và 40% trở lên trong một cuộc khủng hoảng nợ giữa bối cảnh lạm phát trầm trọng, theo dự đoán của ông Nouriel Roubini cho kinh tế toàn cầu.

Các dấu hiệu căng thẳng trên thị trường nợ đang gia tăng với các công ty mắc nợ cao, sự xuất hiện ồ ạt của tín dụng đen (bao gồm các thực thể và hoạt động đóng vai trò trung gian bên ngoài hệ thống ngân hàng truyền thống, nhưng lại tham gia vào việc cung cấp tài chính cho nền kinh tế), các hộ gia đình, chính phủ và các quốc gia thấy mình đang ở trong tình trạng mắc nợ quá nhiều./.

Khủng hoảng chính là đây, ông Nouriel Roubini khẳng định.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

Fed được nhận định sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp vào ngày 7/11, sau khi kết quả bầu cử Tổng thống được công bố, tiếp tục giảm chi phí đi vay do lạm phát hạ nhiệt.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Giới phân tích và đầu tư tiếp tục không chắc chắn về giá vàng khi bầu cử Mỹ và cuộc họp của Fed đến gần

14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Việc Volkswagen lần đầu tiên trong lịch sử phải xem xét đóng cửa nhà máy tại Đức chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc khủng hoảng toàn ngành kinh tế xe hơi tại Châu Âu.

Giá gạo toàn cầu dự báo giảm trong năm 2025 nhờ nguồn cung dồi dào "Trùm" phân phối ô tô Mercedes báo lãi quý III gấp 11 lần nhờ nhu cầu xe sang tăng mạnh

UAE: Hành trình từ sa mạc khô cằn đến đảo nhân tạo xa hoa nhất thế giới

Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại diện cho sự phát triển thần kỳ và rực rỡ của nền kinh tế phi dầu mỏ tại UAE.

Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam Art Residence: Không gian sống “vị nhân sinh” giữa Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City

Doanh nghiệp Australia ngày càng quan tâm đến Đông Nam Á, Việt Nam có thể thành "điểm sáng" hút dòng vốn?

Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Australia đã có sự thay đổi trong quan điểm và ngày càng hiểu rõ hơn vị thế toàn cầu đang gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đối với tham vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp tại quốc gia này.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 HSBC giữ nguyên dự báo GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% bất chấp siêu bão Yagi gây thiệt hại lớn

Chuỗi cung ứng châu Á hướng sự dịch chuyển về ASEAN mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng châu Á đang trải qua những thay đổi lớn trong cơ cấu, rất nhiều thay đổi đó hướng sự dịch chuyển về ASEAN, Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 Chuyên gia HSBC: Cơ hội kinh doanh ở ASEAN và Trung Quốc không phải cuộc chơi phân định thắng thua