Các thị trường mới nổi đã ứng phó với cú sốc lãi suất như thế nào?

Từ lâu, viễn cảnh lãi suất tăng ở Mỹ đã gây ra sự lo lắng tại các thành phố xa xôi như Mexico City, Delhi và Jakarta, với các lý do chính đáng.

Khi ông Paul Volcker, khi đó là Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát vào đầu những năm 1980, các nước Mỹ Latinh đã rơi vào khủng hoảng. Họ chật vật vì các khoản nợ bằng đồng USD của mình.

Một thập kỷ sau đó, việc người Mỹ tăng lãi suất đã dẫn đến cuộc khủng hoảng rượu tequila ở Mexico. Và vào năm 2013, nỗ lực của Fed nhằm thu hẹp quy mô mua trái phiếu đã dẫn đến một "cơn giận dữ" khi các nhà đầu tư nước ngoài hoảng sợ bỏ chạy khỏi các nền kinh tế mong manh bao gồm Brazil, Ấn Độ và Indonesia.

Nhưng lần này, theo như quan sát của báo The Economist, mọi thứ có vẻ bình tĩnh một cách kỳ lạ. Mặc dù, Fed đã tăng lãi suất với tốc độ dữ dội nhất kể từ thời kỳ cựu Chủ tịch Volcker nhưng phần lớn sự kịch tính của thị trường lại tập trung chủ yếu vào các nước giàu, hơn là các nước mới nổi.

Ngân hàng trung ương Anh, chứ không phải Brazil, đang cố gắng ngăn chặn một cuộc khủng hoảng thị trường trái phiếu, được kích hoạt bởi các chính sách ngân sách thiếu thận trọng của chính phủ.

Một phần khả năng phục hồi này là bằng chứng cho thực tế rằng các thị trường mới nổi ngày nay đang có sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên, cũng sẽ là một sai lầm nếu các quốc gia mới nổi hạ thấp cảnh giác. Tờ The Economist cho rằng những cuộc thử nghiệm thực sự vẫn chưa đến.

Khi Fed tăng lãi suất trong năm nay, đồng USD đã tăng vọt. DXY, thước đo của đồng bạc xanh so với các loại tiền tệ chính, đã tăng 18% vào năm 2022 và ở mức cao nhất của gần hai thập kỷ. Tuy nhiên, bên dưới sự gia tăng này là một bức tranh phức tạp.

Trong thời kỳ căng thẳng, thị trường tiền tệ của các thị trường mới nổi bị ảnh hưởng nhiều nhất. Từ tháng 5 đến tháng 12/2013, đồng real của Brazil và đồng rupee của Ấn Độ đã giảm 10-13% so với đồng USD, và đồng rupiah của Indonesia cũng giảm 20%, ngay cả khi đồng euro và đồng bảng Anh tăng giá.

Năm nay, đồng real đã tăng giá so với đồng bạc xanh, trong khi đồng rupee và đồng rupiah mất giá 7-10%. Tuy nhiên, nếu tính bằng euro hoặc bảng Anh, tiền lương của một người hiện có giá trị thấp hơn đáng kinh ngạc từ 15-18% so với cách tính theo đồng USD.

Quảng cáo

Vậy điều gì dẫn đến hiện tượng này? Một phần của câu trả lời nằm ở đồng USD. Sự chán ghét rủi ro và chuyến hướng tới các tài sản an toàn của Mỹ đã không xảy ra. Thay vào đó, giới đầu tư lại chú ý đến sự khác biệt về các nền tảng kinh tế cơ bản và lãi suất dự đoán.

Và nền tảng kinh tế cơ bản tại các thị trường mới nổi đã được cải thiện đáng kể, với tốc độ tăng trưởng khá, dự trữ lớn hơn và thị trường vốn nội địa sâu hơn có thể giúp hấp thụ các cú sốc.

Thay vì để lạm phát lao vào vòng xoáy, ngân hàng trung ương ở các thị trường mới nổi đã nhanh chóng tăng lãi suất trước các đồng nghiệp trong giới giàu có. Ngày nay, chính Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng trung ương Thụy Điển (Riksbank), chứ không phải Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) hay Ngân hàng trung ương Brazil (Banco Central do Brasil), đang phải cạnh tranh chống lạm phát khi chạy đua để theo kịp Fed.

Các nền kinh tế mới nổi cho đến nay cũng chỉ can thiệp vào thị trường tiền tệ một cách khiêm tốn. Mục đích của họ là ngăn chặn sự mất giá và giảm tác động lạm phát khi đồng USD mạnh hơn. JPMorgan Chase cho biết những người bên ngoài Trung Quốc đã chi khoảng 200 tỷ USD trong năm nay. Đó là một phần nhỏ trong tổng số tiền dự trữ gần 4.000 tỷ USD của họ.

Tuy nhiên, sự điều chỉnh vẫn chưa dừng lại. Fed có ý định tăng lãi suất cho đến khi thấy "bằng chứng thuyết phục" rằng lạm phát đang giảm. Các nhà đầu tư kỳ vọng thể chế này sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm khoảng 1,5 điểm phần trăm đến mùa Xuân tới.

Nỗi đau kinh tế từ việc lạm phát cao hơn vẫn chưa ập đến. Trong các dự báo được công bố vào ngày 11/10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán rằng 1/3 nền kinh tế thế giới sẽ suy thoái trong năm nay hoặc năm tới, với tăng trưởng ở Mỹ, châu Âu và Trung Quốc bị đình trệ.

Điều này sẽ dẫn đến nhu cầu ít hơn đối với thiết bị của Apple sản xuất tại Việt Nam và đối với các dịch vụ của hãng này tại Ấn Độ. Các nhà sản xuất năng lượng và kim loại đã thu được lợi nhuận sau khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, nhưng khó có thể không bị ảnh hưởng nếu nhu cầu tăng chậm lại.

Và khi hệ thống tài chính toàn cầu điều chỉnh từ môi trường tiền rẻ sang chi phí đi vay cao hơn và nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, hệ thống này sẽ đối mặt với nguy cơ bị rối loạn chức năng. Ngoài ra, sự hoảng loạn của nhà đầu tư cũng sẽ gây ảnh hưởng đến thị trường tài chính ở cả thế giới giàu có và các thị trường mới nổi. Phát biểu vào ngày 10/10, ông chủ của JPMorgan Jamie Dimon đã cảnh báo rằng quy mô của lần tăng lãi suất tiếp theo (của Fed) sẽ khó khăn hơn lần đầu tiên.

Đây là rủi ro mà các thị trường mới nổi cần lưu ý. Các thị trường mới nổi có thể sử dụng kho dự trữ ngoại hối nhanh hơn để bảo vệ đồng tiền và tránh tăng lãi suất trong nước. Nhưng họ phải chống lại sự thôi thúc đó, để có thể tiết kiệm "hỏa lực" dự trữ cho thời điểm khẩn cấp thực sự ập đến.

Thay vào đó, hãy để thị trường ấn định tỷ giá hối đoái và tiếp tục sử dụng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Nền tảng cơ bản tốt hơn đã giúp các thị trường mới nổi thách thức lịch sử, nhưng họ vẫn cần cảnh giác.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD, sau khi Mỹ và Nhật Bản đồng ý bảo lãnh rủi ro cho một số khoản vay hiện có.

Khẳng định vị thế "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam" của ADB, HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản

Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda mới đây cho biết, các khoản trợ cấp của chính phủ dành cho đầu tư vào giảm khí thải có thể tạo ra một số sức ép lạm phát trong ngắn hạn.

Đồng yen của Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong gần hai tháng Các tập đoàn Nhật Bản đầu tư 3,3 tỷ USD để phát triển xe tự lái sử dụng AI

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

Fed được nhận định sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp vào ngày 7/11, sau khi kết quả bầu cử Tổng thống được công bố, tiếp tục giảm chi phí đi vay do lạm phát hạ nhiệt.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Giới phân tích và đầu tư tiếp tục không chắc chắn về giá vàng khi bầu cử Mỹ và cuộc họp của Fed đến gần

14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Việc Volkswagen lần đầu tiên trong lịch sử phải xem xét đóng cửa nhà máy tại Đức chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc khủng hoảng toàn ngành kinh tế xe hơi tại Châu Âu.

Giá gạo toàn cầu dự báo giảm trong năm 2025 nhờ nguồn cung dồi dào "Trùm" phân phối ô tô Mercedes báo lãi quý III gấp 11 lần nhờ nhu cầu xe sang tăng mạnh

UAE: Hành trình từ sa mạc khô cằn đến đảo nhân tạo xa hoa nhất thế giới

Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại diện cho sự phát triển thần kỳ và rực rỡ của nền kinh tế phi dầu mỏ tại UAE.

Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam Art Residence: Không gian sống “vị nhân sinh” giữa Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City