Tàu biển cũ trở thành "mỏ vàng" khi thương mại toàn cầu gián đoạn

Sự gián đoạn của thương mại toàn cầu do đại dịch và tình trạng thiếu tàu chở hàng mới đã khiến cước vận chuyển bằng những con tàu cũ chở container lên các mức cao kỷ lục.

Tranh thủ sự bùng nổ này, các công ty vận tải biển đang cho thuê dài hạn trong 3-4 năm.

Điều này có nghĩa người tiêu dùng có thể phải trả cho phần chi phí tăng này cho đến khi hàng trăm con tàu mới đang được đặt hàng đi vào hoạt động.

Công ty Euroseas của Hy Lạp đã mua con tàu cỡ trung Synergy Oakland mang cờ Cộng hòa Cyprus, với sức chứa trên 4.200 container thép 20 feet, vào năm 2019 với giá 10 triệu USD, khi con tàu này đã hoạt động một thập niên.

Khi thương mại toàn cầu đình trệ trong năm ngoái, công ty đã thu được 21 triệu USD trong vòng hơn 100 ngày với cước vận chuyển theo ngày cao nhất trong lịch sử của một con tàu cỡ này.

Quảng cáo

Công ty có được lợi nhuận khoảng 10 triệu USD trong hai tháng trước khi cho thuê con tàu trong 4 năm với giá 61 triệu USD vào tháng Năm, một con số gấp 6 lần so với mức giá mua ba năm trước.

Theo hãng phân tích về vận tải biển Clarksons Research, đội tàu chở container của thế giới tiếp tục tăng trưởng về công suất trong đại dịch, với mức tăng 2,9% trong năm 2020, sau khi tăng 4% trong năm 2019 và 5,6% trong năm 2018.

Tuy nhiên, sự gia tăng nhu cầu về hàng tiêu dùng trong giai đoạn phong tỏa nhằm kiểm soát dịch, sự tắc nghẽn của các cảng và tốc độ đóng tàu mới chậm lại, một phần do sự không chắn chắc về việc liệu những con tàu có tuân thủ các quy định mới về môi trường hay không là những yếu tố góp phần gây ra cuộc khủng hoảng vận tải biển và khiến giá cước cao kỷ lục.

Công suất vận chuyển container tăng 4,5% trong năm ngoái, chủ yếu nhờ những con tàu rất cũ vẫn tiếp tục giong buồm, dù điều này là không đủ để hạ giá cước.

Một đánh giá của Reuters với hơn 30 giao dịch tư nhân đã hoàn tất trong 6 tháng qua cho thấy các công ty sở hữu tàu cho thuê tàu dài hạn ở mức kỷ lục để tranh thủ sự bùng nổ hiếm hoi này.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng

Phiên cuối tuần ngày 23/5 đã chứng kiến giá dầu tăng nhẹ nhờ lực mua kỹ thuật trước kỳ nghỉ lễ dài ngày tại Mỹ và tín hiệu không mấy lạc quan về đàm phán giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân.

Đàm phán Mỹ-Trung thúc đẩy giá dầu châu Á đi lên Giá dầu tăng 1,5% khi Mỹ-Trung Quốc dịu bớt căng thẳng thuế quan

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5

Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Việt Nam-Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng cấp Bộ trưởng