EU cần "cú huých" thương mại tự do

EU ngày 20/6 đã kêu gọi khối này tăng cường ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) để đảm bảo tăng trưởng kinh tế dài hạn và vị thế địa chính trị của khối này trên thế giới.

15 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày 20/6 đã kêu gọi khối này tăng cường ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) để đảm bảo tăng trưởng kinh tế dài hạn và vị thế địa chính trị của khối này trên thế giới.

Trong thư gửi Ủy viên Thương mại EU Valdis Dombrovskis, các Bộ trưởng kinh tế, thương mại và ngoại giao 15 nước thành viên EU cho biết cuộc xung đột ở Ukraine (U-crai-na) và đại dịch COVID-19 cho thấy sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, có khả năng thích ứng cao, các quan hệ đối tác chiến lược và thương mại rộng mở. Do vậy, các Bộ trưởng cho rằng EU cần "cú huých" thương mại do cứ 7 việc làm trong khối thì có một việc làm phụ thuộc vào thương mại.

Quảng cáo

Trong bối cảnh Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), một FTA quy mô lớn nhất thế giới, bao gồm cả Trung Quốc, Nhật Bản và Australia (Ôx-trây-li-a) bắt đầu có hiệu lực vào đầu năm 2022, sau khi được ký kết năm 2021, các bộ trưởng 15 nước trên cho rằng hiệp định này là lời kêu gọi "thức tỉnh" châu Âu trong việc ký kết các FTA.

EU đã ký FTA với Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) gồm Argentina (Ác-hen-ti-a), Brazil (Bra-xin), Paraguay (Pa-ra-goay) và Uruguay (U-ru-goay) vào năm 2019, song thỏa thuận này bị đình chỉ do EU lo ngại về nạn chặt phá rừng Amazon. Trong khi đó, một thỏa thuận mới với Mexico (Mê-hi-cô) từ năm 2018 vẫn chưa được đệ trình để EU phê duyệt. Hiện EU cũng đang tiến hành đàm phán thương mại với Australia, New Zealand (Niu Di-lân), Indonesia (In-đô-nê-xi-a) và Ấn Độ.

Các bộ trưởng 15 nước thành viên EU ký bức thư trên gồm CH Czech (Séc), Thụy Điển, Tây Ban Nha, Croatia (Crô-ti-a), Đan Mạch, Estonia (Ết-tô-ni-a), Phần Lan, Đức, Italy (I-ta-li-a), Latvia (Lát-vi-a), Litva (Lít-va), Malta (Man-ta), Hà Lan, Bồ Đào Nha và Slovenia (Xlô-vê-ni-a).

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát

Ngày 9/1, Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Michelle Bowman cho biết, bà vẫn thấy những rủi ro lạm phát kéo dài và các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng khi tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản Số liệu lạm phát giúp chứng khoán Mỹ thu hẹp đà giảm trong tuần

Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Goldman Sachs: Đề xuất thuế của ông Donald Trump có thể làm đồng euro giảm 10% Goldman Sachs dự đoán giá vàng đạt đỉnh 3.000 USD/ounce trong năm 2025

Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu tạm thời của Trung Quốc, thấp hơn mức thuế suất tối huệ quốc, sẽ được áp dụng cho 935 mặt hàng, trong khuôn khổ kế hoạch điều chỉnh thuế quan hằng năm.

Lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số bán xe điện sắp vượt xe xăng, Trung Quốc trở thành thị trường nóng nhất Trung Quốc gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Nigeria

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc