Tăng trưởng kinh tế quý I/2025 đạt 6,93%

Đây là chia sẻ của đại diện Bộ Tài chính tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025.

Tăng trưởng kinh tế quý I/2025 đạt 6,93%

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung cho biết, Tăng trưởng quý I/2025 đạt 6,93%, là mức tăng trưởng quý I cao nhất trong giai đoạn 2020-2025 và khá đồng đều trong cả 3 khu vực: nông nghiệp, công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ.

Đặc điểm trong quý I, chúng ta tiếp tục duy trì được tăng trưởng của công nghiệp chế biến chế tạo và khá sát với kịch bản đã đề ra. Mức 6,93% này cao hơn mức Hội nghị Trung ương 10 quyết định ban đầu và thấp hơn so với kịch bản sau khi Ban Chấp hành Trung ương ban hành Kết luận 123-KL/TW (mục tiêu cả nước đạt tăng trưởng năm 2025 trên 8%). Từ khi Ban Chấp hành Trung ương ban hành Kết luận 123-KL/TW đến nay, chúng ta không có nhiều thời gian và ngay trong quý I có rất nhiều ngày nghỉ, nhưng chúng ta đã đạt được kết quả 6,93%, gần sát với kịch bản tăng trưởng.

"Chúng tôi cho rằng, đây là kết quả rất tích cực, đáng khích lệ, ghi nhận sự đồng hành của các cấp chính quyền, người dân, doanh nghiệp, cả hệ thống chính trị", Thứ trưởng Bộ Tài chính nói.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Trung, ngay khi bước vào năm 2025, chúng ta đã nhận định đây là năm rất khó khăn, nhiều vấn đề khó lường, khó dự báo. Tuy nhiên, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quyết tâm, nỗ lực để đạt mục tiêu tăng trưởng và cho dù chúng ta tiếp tục gặp khó khăn ngay từ ngày đầu tháng 4, nhưng tại cuộc họp hôm nay, Thủ tướng Chính phủ vẫn tiếp tục yêu cầu và quyết tâm không thay đổi mục tiêu tăng trưởng của năm 2025, cố gắng phấn đấu đạt từ 8% trở lên. Đó là mệnh lệnh của người đứng đầu Chính phủ.

Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã xây dựng kịch bản tăng trưởng tiếp theo cho từng ngành, từng lĩnh vực, phân bổ cho các địa phương và cho các khu vực. Tính chung, quý II đạt mục tiêu tăng trưởng khoảng 8,3%, lần lượt quý III, quý IV là 8,3% và 8,4%. Kịch bản này tăng cao hơn kịch bản ban đầu sau khi có Kết luận 123-KL/TW khoảng 0,27%. Kịch bản này rất thách thức nhưng có lý do để chúng ta có thể đạt được.

Đó là công nghiệp chế biến chế tạo. Ngay từ quý I, công nghiệp chế biến chế tạo tăng trưởng 9,28%. Với kịch bản quý II, công nghiệp chế biến chế tạo tăng khoảng 10,1%. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có nhiều giải pháp để khắc phục các chỉ tiêu đóng góp vào tăng trưởng chưa đạt yêu cầu như công nghiệp khai khoáng, sản xuất điện, khí đốt… Chúng ta thực hiện các giải pháp để thúc đẩy dư địa hiện nay, đóng góp cho tăng trưởng như giải ngân vốn đầu tư công, tập trung thêm nữa vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Đây là khu vực trong quý I đã mang lại đóng góp nhiều cho tăng trưởng. Trong quý I, cả nước đã đón hơn 6 triệu lượt khách.

Thứ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, kết quả quý I tuy chưa đạt mục tiêu kịch bản cao nhưng có cơ sở để tiếp tục phấn đấu và Bộ kỳ vọng, mong muốn là hơn 8% nên lấy mốc 8% làm mục tiêu xây dựng các kịch bản tương tự, coi đấy là kịch bản cơ sở.

Quảng cáo

"Chắc chắn Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương sẽ cố gắng phấn đấu đạt cao hơn mức đề ra", Thứ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Liên quan đến tình hình thu hút đầu tư nước ngoài cũng như khả năng thu hút đầu tư của cả năm, có 2 vấn đề:

Thứ nhất, tổng vốn đầu tư mới và điều chỉnh vốn, góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong quý I đã đạt gần 11 tỷ đô la Mỹ, tăng xấp xỉ 35% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, vốn thực hiện đã đạt 5,16 tỷ đô la Mỹ, gấp 5,1 lần cùng kỳ, vốn FDI thực hiện riêng để đầu tư khoảng 4,96 tỷ đô la; tăng 72% so với cùng kỳ, chủ yếu tập trung công nghiệp chế biến chế tạo (chiếm khoảng gần 62% tổng vốn đăng ký và tăng 26% so với cùng kỳ).

Đây là kết quả của quý I, còn cả năm như thế nào? Chúng tôi đánh giá các yếu tố rất lớn.

Thứ nhất, các tổ chức quốc tế và các định chế ngân hàng, tài chính đều đánh giá khả năng gia tăng xác suất suy giảm kinh tế toàn cầu và có thể dẫn đến suy thoái kinh tế. Theo đó rất nhiều tổ chức đều hạ mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu, điều này chắc chắn có ảnh hưởng đến Việt Nam.

Thứ hai, chính sách thuế của Mỹ áp dụng không chỉ cho Việt Nam mà cho tất cả các quốc gia. Đây cũng là yếu tổ ảnh hưởng lớn nhất đến tâm lý, môi trường kinh doanh cũng như triển vọng đầu tư kinh doanh.

Thứ ba là môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng nhất định. Nhưng tôi tin với nỗ lực của Chính phủ, chắc chắn chúng ta sẽ lấy được niềm tin của các nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Mặc dù khó khăn, nhưng Bộ Tài chính đang thực hiện rất nhiều giải pháp, trong đó có làm việc trực tiếp với các nhà đầu tư lớn để xúc tiến thực hiện, cụ thể hóa các dự án rất lớn về đầu tư nước ngoài. Mục tiêu năm 2025 vẫn là tăng 38-40 tỷ đô la Mỹ, vốn thực hiện vẫn đặt mục tiêu 27-28 tỷ đô la Mỹ.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

UOB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam

Trước những rủi ro suy giảm đáng kể, Ngân hàng UOB điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 xuống còn 6,0%, giảm 1 điểm phần trăm so với mức dự báo trước đó là 7,0% và thấp hơn so với mức tăng trưởng thực tế 7,09% trong năm 2024.

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ? GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Vượt lên nguy cơ thuế quan, Việt Nam tiếp tục hấp dẫn vốn FDI

Theo ông David Jackson, Tổng Giám đốc Avison Young Việt Nam, vượt lên những nguy cơ từ thuế quan của Mỹ, Việt Nam vẫn giữ vững vị thế là điểm đến thu hút đầu tư FDI hấp dẫn trong khu vực.

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI FDI - mảnh ghép chiến lược trong tăng trưởng của VPBank

Thủ tướng: Giải quyết tối đa, thỏa đáng các vấn đề thương mại mà Hoa Kỳ quan tâm, nhất là xuất xứ hàng hóa, hàng rào phi thuế quan, sở hữu trí tuệ

Thủ tướng yêu cầu trong ngày mai, thành lập đoàn đàm phán với phía Hoa Kỳ do Bộ trưởng Công Thương làm trưởng đoàn, xây dựng kịch bản, phương án phù hợp, tinh thần là bảo đảm tối đa lợi ích quốc gia, dân tộc và lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Sự thật về việc Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ? Nóng: Thuế quan đối ứng của Mỹ với hơn 80 nền kinh tế chính thức có hiệu lực

Giá dầu thế giới quay đầu giảm mạnh do căng thẳng Mỹ-Trung

Phiên 10/4, giá dầu giảm hơn 2 USD/thùng, xóa bỏ đà tăng của phiên trước đó, khi các nhà đầu tư đánh giá lại việc tạm dừng áp thuế quan diện rộng của Mỹ và chú ý đến căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp của gần 4 năm Chiều 8/4, giá dầu tăng khoảng 1% sau khi chạm đáy gần 4 năm

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp của gần 4 năm

Phiên giao dịch này đã ghi nhận sự biến động mạnh khi giá có lúc giảm hơn 3 USD/thùng, nhưng sau đó lại tăng hơn 1 USD/thùng sau khi có thông tin cho rằng Mỹ đang xem xét tạm dừng áp thuế 90 ngày.

Giá dầu giảm mạnh do lo ngại về thuế quan mới của Mỹ Giá dầu tiếp tục lao dốc do lo ngại chiến tranh thương mại toàn cầu

Thủ tướng: Đề nghị phía Hoa Kỳ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất 45 ngày

Tối 7/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để cập nhật tình hình với các diễn biến mới, tiếp tục thảo luận về các giải pháp sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Thị trường Mỹ siết thuế 46%, doanh nghiệp Việt cần tận dụng tốt thế mạnh sẵn có Chứng khoán Mỹ rung lắc dữ dội xung quanh "tin giả" ông Trump hoãn đánh thuế châu Á: Nhà đầu tư như chơi "tàu lượn siêu tốc"