Sau ba năm có hiệu lực, doanh nghiệp đã tận dụng tối đa lợi ích gì từ EVFTA?

Hiệp định thương mại tự do EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, đến nay tròn ba năm và dù ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang EU hàng năm vẫn có sự tăng trưởng nhất định, năm 2021 tăng 14,2% và năm 2022 tăng 16,7%.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Số liệu thống kê cho thấy, đã có nhiều mặt hàng khá thành công trong việc tận dụng các ưu đãi từ EVFTA và đạt kim ngạch xuất khẩu trên tỷ USD vào thị trường EU hàng năm trong suốt ba năm qua.

Thị phần của hàng hóa Việt chỉ mới chiếm khoảng 2% tại thị trường EU

Tiến sĩ Nguyễn Thái Chuyên, Giảng viên Kinh doanh quốc tế, Đại học RMIT cho biết, hầu hết các mặt hàng như điện thoại và linh kiện, máy vi tính, giày dép, máy móc thiết bị phụ tùng, hàng dệt may, cà phê, sắt thép và hải sản đã có mức tăng trưởng đáng kể, đặc biệt sắt thép với mức tăng trưởng hơn 844% trong năm 2021 so với năm 2020 và hơn 634% trong năm 2022 so với năm 2020.

Tiến sĩ Nguyễn Thái Chuyên, Giảng viên Kinh doanh quốc tế, Đại học RMIT

Tuy nhiên, mặt hàng điện thoại và linh kiện đã ghi nhận sự giảm sút lần lượt là 9,5% vào năm 2021 và 15,7% vào năm 2022 so với năm trước đó. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu nguyên liệu đầu vào trong bối cảnh thị trường Trung Quốc đóng cửa vì COVID-19 và căng thẳng giữa Nga - Ukraine gây ra khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu.

Dẫn nhận định từ Trading Economics, ông Chuyên cho rằng, giá trị và lợi ích mà các doanh nghiệp thu được từ hoạt động xuất khẩu vẫn còn hạn chế, do thương hiệu Việt Nam chưa được biết rộng rãi tại các nước châu Âu. Thị phần của hàng hóa Việt trên thị trường EU cũng mới chiếm khoảng 2%.

Mặc dù có mức tăng trưởng khá tốt, nhưng một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, như: Rau củ quả, thủy sản và gạo vẫn chưa đạt được như kỳ vọng, và chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng giá trị nhập khẩu của EU.

Một số mặt hàng như hạt điều, giấy và các sản phẩm từ giấy chưa có dấu hiệu tăng trưởng sau khi EVFTA được thực thi.

Khoảng 40% doanh nghiệp hiểu tương đối hoặc hiểu rõ về cam kết của EVFTA

EU là một thị trường khắt khe với tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt, yêu cầu an toàn cho hàng hóa công nghiệp, các tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm dịch cho các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu và thực phẩm từ nước ngoài. Điều này cũng là một trở ngại khác đối với các doanh nghiệp Việt Nam vì phần lớn nguyên liệu sản xuất hàng hóa được nhập từ Trung Quốc và các nước trong ASEAN, khó kiểm soát về tiêu chuẩn chất lượng.

Đến nay, doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tuân thủ quy tắc xuất xứ trong EVFTA, như đối với ngành hàng nông nghiệp, lâm sản, các nhà khai thác và thương nhân phải chứng minh sản phẩm hợp pháp và không vi phạm quy định về phá rừng. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có hệ thống xuất xứ từ nông hộ và từng khu vực trồng trọt để có thể chứng minh với EU.

Thủy sản là ngành được ưu đãi nhất về thuế nhưng gần sáu năm nay, thủy sản Việt Nam bị thẻ vàng IUU vì các hành vi khai thác bất hợp pháp, xuất khẩu thủy sản không tận dụng triệt để các ưu đãi do EVFTA mang lại nếu không gỡ được thẻ vàng IUU.

Mặt khác, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn yếu so với các nước trong khu vực và trên toàn cầu. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU không có thương hiệu riêng hoặc được phân phối thông qua nhãn hiệu nước ngoài. Điều này gây hạn chế trong việc tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời tiềm ẩn rủi ro cao trong hoạt động vận chuyển sản phẩm.

Theo khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về nhận thức của doanh nghiệp đối với EVFTA, mặc dù gần 94% doanh nghiệp đã nghe nói hoặc biết về EVFTA, chỉ khoảng 40% trong số đó hiểu tương đối hoặc hiểu rõ về cam kết của hiệp định này đối với hoạt động kinh doanh của họ. Trong đó, nhóm doanh nghiệp FDI có tỷ lệ hiểu khá rõ hoặc rõ về EVFTA cao nhất (43%).

Ngoài ra, các doanh nghiệp vẫn chưa khai thác hết lợi thế từ hiệp định này để mở rộng tiêu thụ sang các nước thành viên khác. Trong 27 quốc gia thành viên của EU, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chỉ giao thương chủ yếu với 5-6 quốc gia, trong khi giao thương với các nước khác vẫn còn rất ít.

Cần làm gì để tận dụng tối đa lợi ích từ EVFTA?

Châu Âu là một thị trường khó tính với tiêu chuẩn hàng hóa rất khắt khe, muốn tiếp cận thị trường này doanh nghiệp cần phải nỗ lực tự thay đổi và thích ứng, đồng thời tận dụng tối đa sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý và hiệp hội. Tập trung nâng cao năng lực quản lý, chất lượng nhân lực, đổi mới công nghệ, xây dựng và phát triển thương hiệu, cũng như thiết lập chiến lược kinh doanh dài hạn để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu từ thị trường 500 triệu dân của EU.

Ngoài ra, cần tăng cường hợp tác và liên kết giữa các doanh nghiệp, đặc biệt trong khuôn khổ các hiệp hội, để chia sẻ kiến thức, kỹ thuật và mở rộng mạng lưới phân phối, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường EU.

“Các doanh nghiệp xuất khẩu cần nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, áp dụng các tiêu chuẩn an toàn và bảo vệ môi trường cao mà EU yêu cầu; đa dạng hóa nguồn tiêu thụ và giảm thiểu rủi ro từ việc phụ thuộc vào một thị trường xuất khẩu duy nhất. Quan trọng là cần bám theo xu thế tiêu dùng và tăng cường khả năng sáng tạo, đồng thời tương tác trực tiếp, liên tục, nhanh chóng với khách hàng”, ông Chuyên nói.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Khu công nghiệp - ảnh minh họa

Tây Ninh sắp có thêm khu công nghiệp quy mô gần 500 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 214/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hiệp Thạnh - giai đoạn 1, tại xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

Xuất khẩu của Việt Nam trên đà hồi phục

Xuất khẩu của Việt Nam trên đà hồi phục

Với mức tăng trưởng cao trong tháng 1/2024 (tăng 42% so với cùng kỳ năm 2023), giới chuyên môn dự báo: xuất khẩu của Việt Nam đang trên đà phục hồi và sẽ tiếp tục đà tăng trưởng nhanh trong những tháng tới.

Chat với BizLIVE