Phiên tăng thứ 3 của thị trường Việt Nam, nhà đầu tư vẫn "tủi lòng"

Trong khi các thị trường chứng khoán châu Á thể hiện được sức bứt phá ấn tượng, VN-Index chỉ tăng điểm khá chậm. Sự dẫn dắt từ một cổ phiếu lớn vẫn được duy trì nhưng tính lan tỏa của dòng tiền chưa được ghi nhận.

Phiên tăng thứ 3 của thị trường Việt Nam, nhà đầu tư vẫn

Định vị thị trường

Sắc xanh xuất hiện trên diện rộng tại khu vực châu Á trong đó NIKKEI 225 (+1,26%) và TWSE (+1,28%) nổi bật nhất với động thái áp sát vùng đỉnh thời đại. Các chỉ số HSI (+1,18%), STI (+1,13%), SET (+0,42%), KLSE (+0,91%) cũng đều tăng điểm khá tốt.

Phiên tăng thứ 3 của thị trường Việt Nam, nhà đầu tư vẫn "tủi lòng"
Sắc xanh đồng loạt xuất hiện tại chứng khoán châu Á phiên 03/7. (Nguồn CNBC)

VN-Index tiếp tục nhưng vận động đi theo xu hướng khu vực nhưng sức "ì" của thị trường vãn còn khá lớn thể hiện qua biên độ tăng kém ấn tượng cùng dòng tiền chưa bùng nổ.

Chất xúc tác

Thực tế, khớp lệnh trên HOSE đã có phiên thứ 2 gia tăng, cải thiện 6,6% so với phiên hôm qua, đạt 502 triệu đơn vị. Tuy nhiên, trạng thái này chưa thể tạo sự khích lệ về mặt tâm lý cho nhà đầu tư bởi thanh khoản thị trường vẫn trong chuỗi 7 phiên liên tiếp giao dịch dưới mức bình quân 20 phiên.

Nhóm nhà đầu tư nước ngoài cũng đang giảm bớt ảnh hưởng với tỷ trọng giao dịch 2 chiều xuống còn 10,21%. Tuy nhiên, khối này lại tái mở rộng quy mô bán ròng với giao dịch lịch sử tại VRE (-414 tỷ đồng). Cùng với đó VHM (-99,3 tỷ đồng), MWG (-97 tỷ đồng) cũng bị rút ra mạnh.

Quảng cáo
Phiên tăng thứ 3 của thị trường Việt Nam, nhà đầu tư vẫn "tủi lòng"
Nhập chú thích ảnh

2 biến số tác động mạnh tới hành vi của khối ngoại hiện đang có sự hạ nhiệt trở lại. Tỷ giá tự do đã giảm về gần 25.900 VND/USD trong khi đó lãi suất liên ngân hàng ở các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần lần lượt giảm xuống 4,48% và 4,6%.

Cũng theo thống kê, trong ngày hôm qua, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng 6.096 tỷ đồng từ thị trường, đưa khối lượng tín phiếu lưu hành trên thị trường ở mức 133.140 tỷ đồng, khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố ở mức 33.395,55 tỷ đồng.

Vận động thị trường

Trong ngày hôm qua, thị trường đã đón chào sự trở lại của cặp đôi vốn hóa VCB và BID. Tuy nhiên, với dòng tiền yếu như đã đề cập, sự lệ thuộc của chỉ số vào vận động của các cổ phiếu Bluechips vẫn còn thể hiện trong phiên sáng nay: VN-Index chỉ lình xình quanh tham chiếu khi VCB và BID chững lại.

Chỉ tới phiên chiều, khi BID (+3,17%), VCB (+0,3%) có chuyển biến về giá, đà tăng mới được nối tiếp. Cùng với đó là sự hỗ trợ của FPT (+2,3%), POW (+4,1%), TCB (+2,6%), PLX (+1,7%).

Kết quả giao dịch của VN-Index (+0,56%) cũng phản ánh thị trường đang đi sau sự dẫn dắt của VN30 (+0,56%) với biên độ thấp hơn. Chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 7,06 điểm lên 1.276,85 điểm. Tổng giá trị giao dịch toàn sàn đạt 15.577 tỷ đồng, tương đương 589,5 triệu đơn vị.

Nhóm Midcap và Penny đều chưa được cởi trói khi VNMID (+0,56%), VNSML (+0,37%) đều có thành tích tăng yếu hơn VN30. Các mã tăng trên 3% như KSB (+3,63%), CSV (+6,91%), TCM (+4%) là những trường hợp hiếm hoi được ghi nhận trong khi phần lớn các cổ phiếu chỉ dao động quanh biên độ 1%.

Tương tự, 2 chỉ số UPCoM-Index và HNX-Index cũng ở lại phía sau VN30, với biên độ tăng 0,33% và 0,26% dù vẫn có một số mã tăng khá nổi bật như TVN (+14,5%), MFS (+8,1%). Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 2.300 tỷ đồng.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

LPBS kiện toàn đội ngũ lãnh đạo, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững

Vào ngày 26/12, Công ty Cổ phần Chứng khoán LPBank (LPBS) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường. Tại Đại hội, nhiều nội dung quan trọng đã được thông qua, trong đó có việc bổ sung hai thành viên HĐQT.

LPBank dự kiến chi 200 tỷ để mua cổ phần LPBS LPBank bất ngờ muốn chuyển trụ sở chính LPBank được chấp thuận tăng vốn lên gần 30.000 tỷ đồng

STB phá đỉnh thời đại, thị trường có thêm MBB, VIB "giữ lửa"

Cổ phiếu STB đã phá kỷ lục giá đóng cửa ở phiên hôm qua và còn tiếp tục phá tiếp kỷ lục thời đại trong hôm nay. Các mã VIB (+2,9%), MBB (+1,8%) cũng có sự khẩn trương để giúp Ngân hàng "giữ lửa" cho thị trường.

CTG và STB lập kỷ lục giá, thị trường lấy lại mốc 1.270 điểm MB chuẩn bị chia cổ tức 15%, nâng vốn lên 61.022 tỷ đồng

Chứng khoán ORS chuyển đợt tăng vốn điều lệ lên gần 5.400 tỷ đồng sang năm 2025

CTCP Chứng khoán Tiên Phong (ORS) đã công bố sẽ triển khai phương án tăng vốn thêm 2.000 tỷ đồng trong giai đoạn quý I-quý III/2025. Đây là một trong những nội dung đã được ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua đầu năm.

Nhà đầu tư vừa góp vốn vào ORS trong quý I/2024 sẽ sớm được nhận cổ tức 12% bằng cổ phiếu Cổ phiếu TPB: 7 năm niêm yết, 5 năm tăng trưởng dương

Cuộc đua phá kỷ lục của các cổ phiếu Ngân hàng vẫn còn nóng

Trong những ngày cuối năm 2024, nhóm cổ phiếu Ngân hàng vẫn đang ghi dấu ấn với nhiều mã lập kỷ lục giá đóng cửa. Ngoài 2 trường hợp đáng chú ý của CTG và STB, HDB và LPB cũng tiếp tục lầm lũi tăng giá.

Gần 60% cổ phiếu Ngân hàng đã chiến thắng thị trường sau 10 tháng năm 2024 Gỡ dần nút thắt, STB "ngược gió" thị trường

CTG và STB lập kỷ lục giá, thị trường lấy lại mốc 1.270 điểm

Thay vì chỉ xuất hiện điểm nổ ở nhóm cổ phiếu "ngách", dòng tiền đã khẩn trương bổ sung vào nhóm Bluechips. Nổi bật nhất thị trường là CTG và STB đã lập kỷ lục giá đóng cửa mới.

Gần 60% cổ phiếu Ngân hàng đã chiến thắng thị trường sau 10 tháng năm 2024 Gỡ dần nút thắt, STB "ngược gió" thị trường

DXG gây nhiễu lên thị trường, dòng tiền tiếp tục đi tìm cơ hội cổ phiếu "ngách"

Việc cổ phiếu DXG giảm kịch sàn sau thông báo phát hành cổ phiếu ít nhiều khiến VN-Index nhận thêm thử thách. Tuy nhiên, thị trường vẫn khá vững vàng và còn tiếp tục ghi nhận hiện tượng dòng tiền đi tìm cơ hội ở các cổ phiếu "ngách".

Midcap và Penny vụt sáng, thị trường có sóng "ngầm"? Tập đoàn Đất Xanh chào bán hơn 150 triệu cổ phiếu, huy động hơn 1.800 tỷ đồng

Cặp đôi SHB và SHS chưa bước vào chu kỳ tăng giá mới

Cổ phiếu của CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đang có những vận động khiêm tốn trên thị trường chứng khoán, dù đã phát đi nhiều tín hiệu chuyển mình trong hoạt động kinh doanh.

SHS dự kiến phát hành gần 895 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên hơn 17.000 tỷ đồng Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025

Theo ông Nguyễn Việt Đức, Giám đốc Kinh doanh số, Công ty CP Chứng khoán VPBank, đầu tư chứng khoán chúng ta chỉ sợ rủi ro lớn nhất là suy thoái. Không suy thoái thì những đợt điều chỉnh thông thường cứ mua vào, kiểu gì cũng thắng. Nhưng suy thoái xảy ra thì chúng ta sẽ mất rất nhiều tiền.

Bộ trưởng Tài chính: "Kỳ vọng thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn chủ yếu cho nền kinh tế" Từ 1/1/2025, 6 hành vi sau bị coi là thao túng thị trường chứng khoán