Những nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất vì đồng USD tăng giá

Đồng USD tăng vọt do nền kinh tế Mỹ mạnh mẽ, lạm phát dai dẳng và căng thẳng địa chính trị đã khiến các nhà hoạch định chính sách từ Tokyo đến Stockholm lo lắng.

Những nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất vì đồng USD tăng giá

Đồng USD đang ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các loại tiền tệ chủ chốt khác, chuẩn bị tăng tháng thứ 4 liên tiếp.

Đợt tăng giá mạnh mẽ này, sau khi dữ liệu lạm phát Mỹ tháng 3 mạnh hơn dự kiến làm tiêu tan hy vọng Mỹ sẽ sớm cắt giảm lãi suất – đã nêu bật mức độ nhạy cảm của thị trường tiền tệ đối với những thay đổi trong chính sách lãi suất.

Tim Graf, người phụ trách chiến lược vĩ mô khu vực châu Âu của State Street Global Markets, cho biết: “Chúng tôi theo dõi dòng chảy tiền tệ của giới đầu tư và hoạt động mua USD kể từ khi Mỹ công bố chỉ số CPI rất mạnh”.

Hầu như toàn bộ các đồng tiền trên thế giới đều đang giảm giá so với USD, thực chất là do USD mạnh lên so với các tiền tệ khác.

202404240102441-4169.gif
Mức độ biến động tỷ giá các tiền tệ trên thế giới so với USD năm 2024.

1/ NHẬT BẢN VÀ HÀN QUỐC

Đèn cảnh báo Tokyo cần mua đồng yên vào đang nhấp nháy.

Một USD hiện có giá trị tới 155 yên, mức mạnh nhất kể từ năm 1990, và Nhật Bản đã cảnh báo rằng họ có thể bắt đầu mua đồng yên để hỗ trợ giá trị của đồng tiền này.

Ngay cả sau khi Nhật Bản kết thúc 8 năm áp dụng lãi suất âm vào tháng trước, khoảng cách giữa lãi suất của Nhật Bản và Mỹ vẫn còn lớn và có khả năng sẽ duy trì như vậy trong một thời gian nữa, khiến đồng yên yếu đi. Đồng yên, đồng tiền G10 có diễn biến tệ nhất trong năm nay, đã giảm 9% so với USD trong năm 2024.

Đồng USD cũng tăng khoảng 7% so với đồng won của Hàn Quốc chỉ trong tháng trước và đang ở mức cao nhất trong một năm. Tuần trước, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc trong một cảnh báo hiếm hoi đã đồng ý cùng nhau "tham vấn chặt chẽ" về thị trường tiền tệ.

James Lord, người phụ trách bộ phận chiến lược ngoại hối và thị trường mới nổi của Morgan Stanley, cho biết: “Tuyên bố đó cho thấy nếu Bộ Tài chính Nhật Bản hoặc các cơ quan tương đương ở Hàn Quốc muốn tiếp tục điều tiết sự biến động của tỷ giá hối đoái của họ thì Mỹ sẽ không nhất thiết phản đối”.

202404240102442-4928.gif
Yên Nhật hiện thấp nhất 34 năm.

2/ TRUNG QUỐC VÀ CÁC NỀN KINH TẾ CHÂU Á MỚI NỔI

Sức mạnh của đồng USD đang ‘gây đau đớn’ cho khắp châu Á.

Đồng rupee của Ấn Độ đang ở mức yếu nhất từ trước đến nay. Đồng rupiah của Indonesia đang ở mức thấp nhất trong 4 năm và ngân hàng trung ương nước này đang cân nhắc việc can thiệp mặc dù điều này phổ biến hơn nhiều ở các thị trường mới nổi.

Các nhà giao dịch cũng đang theo dõi đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, kể cả giao dịch trong nước và ở nước ngoài, dù mất giá ít hơn nhiều so với các đồng nghiệp.

Đồng nhân dân tệ yếu sẽ giúp ích cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc nhưng có thể khuyến khích dòng vốn chảy ra ngoài.

Adarsh Sinha, đồng giám đốc chiến lược tiền tệ và tỷ giá châu Á tại Bank of America, cho biết: “Đồng nhân dân tệ ở nước ngoài chắc chắn đứng đầu danh sách” khi nói đến các đồng tiền châu Á đang chịu áp lực.

Quảng cáo
202404240102443-2033.gif
Biến động tỷ giá các tiền tệ châu Á so với USD năm 2024.

3/ KHU VỰC ĐỒNG EURO

Đồng euro, hiện giao dịch khoảng 1,06 USD, hoàn toàn không phải là một trong những loại tiền tệ yếu nhất so với đồng USD. Nhưng đáng chú ý là các ngân hàng gần đây đã hạ dự báo tỷ giá đồng euro/USD.

Trước dữ liệu lạm phát mới nhất của Mỹ, thị trường phần lớn đã nhận thấy Ngân hàng Trung ương châu Âu và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang tiến hành cắt giảm lãi suất. Giờ đây, ECB dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 6 và động thái tương tự của Fed sự kiến sẽ diễn ra vào tháng 9 đã đẩy đồng euro xuống mức thấp nhất trong 5 tháng.

Người phụ trách bộ phận nghiên cứu tiền tệ và tỷ giá của Societe Generale, Kenneth Broux, cho biết: “Nếu đồng euro tiếp tục suy yếu dưới 1,05 USD và giá dầu tăng, thì lạm phát sẽ diễn biến cùng chiều và vì vậy ECB sẽ phải rất cẩn thận sau lần cắt giảm lãi suất đầu tiên”.

202404240102444-3716.gif
Triển vọng chính sách lãi suất trái chiều của ECB và FED

4/ THỤY ĐIỂN

Nhập khẩu lạm phát thông qua đồng tiền yếu hơn là vấn đề đặc biệt trưng của các nền kinh tế nhỏ.

Trong khi lạm phát ở Thụy Điển đang giảm, thúc đẩy kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất vào tháng 5, Phó Thống đốc ngân hàng trung ương Per Jansson cho rằng đồng nội tệ yếu đi hơn nữa có thể gây ra vấn đề về triển vọng lạm phát.

Goldman Sachs dự báo đồng crown của Thụy Điển - đã giảm khoảng 8% so với đồng USD trong năm nay - có thể suy yếu xuống 11,14 mỗi USD trong vòng 6 tháng tới, so với 10,89 hiện tại.

Chiến lược gia Yvan Berthoux của UBS FX cho biết: “Khi các điều kiện tiền tệ (ở Thụy Điển) bắt đầu nới lỏng trong thời gian tới, nó sẽ làm gia tăng chênh lệch lãi suất và điều đó sẽ tác động tiêu cực tới đồng crown.”

202404240102445-8856.gif
NHTƯ Thụy Điển giữ lãi suất không thay đổi.

5/ THỤY SĨ

Khi nói về Thụy Sỹ, các nhà phân tích cho biết không phải ở nơi nào việc USD tăng giá cũng là tin xấu.

Đồng franc Thụy Sĩ đã suy yếu 7,5% so với đồng USD từ đầu năm đến nay, một phần do Thụy Sĩ bất ngờ cắt giảm lãi suất vào tháng 3.

Tuy nhiên, không giống như hầu hết các ngân hàng đồng cấp, Ngân hàng trung ương Thụy Sỹ (SNB) lo ngại về sức mạnh tiền tệ, do lo ngại các nhà xuất khẩu đang gặp khó khăn.

Lạm phát ở Thụy Sỹ tiếp tục giảm đáng ngạc nhiên, điều đó cho thấy các điều kiện tiền tệ ở nước này bị hạn chế hơi quá mức, có nghĩa là (SNB) rất vui khi thấy đồng franc suy yếu.

UBS dự đoán đồng USD sẽ tăng lên 0,952 franc vào cuối năm 2024, từ mức 0,91 franc hiện nay.

202404240102446-9588.gif
Franc Thụy Sỹ đang giảm giá.

Tham khảo: Reuters

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?