Nhu cầu than thế giới trên đà suy giảm

Theo kế hoạch điện năng cho đến năm 2030, Nhật Bản sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào năng lượng tái tạo và sẽ chứng kiến sự cắt giảm lượng điện sản xuất từ than và khí đốt.

Báo cáo mới đây của Viện Phân tích Tài chính và Kinh tế Năng lượng độc lập ở Australia cho thấy các đối tác thương mại chủ chốt của nước này đang chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo và giảm dần nhiệt điện than để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng và giá cả cao.

Báo cáo cho biết Nhật Bản, khách hàng mua than nhiệt lớn nhất của Australia, vào năm ngoái đã đưa ra cam kết thúc đẩy mục tiêu giảm phát thải năm 2030. Theo kế hoạch điện năng cho đến năm 2030, Nhật Bản sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào năng lượng tái tạo và sẽ chứng kiến sự cắt giảm lượng điện sản xuất từ than và khí đốt.

Quốc gia này cũng đang tái cam kết với năng lượng hạt nhân và mở rộng quy mô điện gió ngoài khơi, pin, hydro và năng lượng Mặt Trời.

Trung Quốc, thị trường lớn thứ hai của Australia, và Ấn Độ dự kiến sẽ đẩy mạnh khai thác nguồn than than trong nước để sử dụng vào mục đích phát điện.

Quảng cáo

Trong khi đó, châu Âu đang thay thế than của Nga bằng nguồn cung cấp từ Australia, Colombia, Mỹ và Nam Phi, và dự kiến sẽ tăng nhập khẩu than và sản xuất điện từ than trong thời gian tới.

Tuy nhiên, báo cáo nhận định, điều này sẽ không đánh dấu sự khởi đầu của một "thời kỳ phục hưng" cho nhiệt điện than ở châu Âu. Lo ngại gia tăng về an ninh năng lượng và giá nhiên liệu hóa thạch tăng cao kỷ lục sẽ chỉ thúc đẩy quá trình chuyển đổi của châu Âu sang các nguồn năng lượng khác.

Cùng với đó, Việt Nam, Pakistan, Bangladesh và Philippines, các thị trường tiềm năng khác của Australia, đã đề ra mục tiêu cắt giảm đáng kể lượng than nhập khẩu trong quy hoạch điện dài hạn.

Số liệu chính thức cho thấy xuất khẩu than của Australia chiếm gần 19% thương mại than nhiệt toàn cầu trong năm 2021, chủ yếu là từ bang New South Wales (NSW). Vào năm ngoái, chính quyền bang này cũng đã dự báo đà sụt giảm trong dài hạn của ngành công nghiệp chính của địa phương

Đồng tác giả báo cáo Andrew Gorringe nhận định, quá trình chuyển đổi đang tăng tốc ở châu Á có thể khiến lượng xuất khẩu than của Australia giảm nhanh hơn và gần với kịch bản "xấu nhất" mà Bộ Tài chính bang NSW đưa ra là xuống còn 0 vào năm 2042.

Ông Gorringe nhấn mạnh, trong giai đoạn chuyển đổi năng lượng này, giá cao thậm chí sẽ còn làm giảm nhu cầu than dài hạn nhanh hơn.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro