Nhiều yếu tố sẽ khiến cho thị trường trái phiếu thế giới còn nhiều biến động

Nhà đầu tư tin trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ sẽ vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi biến động tăng cao khi mà bất ổn kinh tế leo thang đe dọa ảnh hưởng đến định hướng chính sách của ngân hàng trung ương.

Trên phố Wall, trong giới đầu tư hiện đang xuất hiện niềm tin ngày một lớn rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể đã hoàn tất quá trình nâng lãi suất, tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa những rối loạn trên thị trường trái phiếu sẽ sớm qua đi, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.

Nhà đầu tư tin rằng trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ sẽ vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi biến động tăng cao khi mà bất ổn kinh tế leo thang đe dọa ảnh hưởng đến định hướng chính sách của ngân hàng trung ương hoặc khiến cho họ phải duy trì lãi suất ở ngưỡng cao hơn trong thời gian dài hơn so với kỳ vọng của nhà đầu tư.

Hiện tại, một số quan chức Fed hiện đang tin vào khả năng sẽ có thêm những công việc cần phải làm khi mà lạm phát vẫn duy trì trên ngưỡng mục tiêu 2% bất chấp chiến dịch điều chỉnh chính sách tiền tệ mạnh tay nhất trong 4 thập kỷ trong thời gian gần đây.

Tại ngân hàng Barclays, các chiến lược gia thị trường đã khuyên khách hàng bán trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 2 năm bởi dự báo lãi suất sẽ vẫn duy trì ở ngưỡng cao trong năm sau, đi ngược lại với đồn đoán nói chung rằng Fed sẽ bắt đầu khởi động cho việc cắt giảm lãi suất từ tháng 3/2203.

Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm, một chỉ báo nền tảng của toàn bộ hệ thống tài chính, hiện đang trở lại ngưỡng cao của năm ngoái.

“Trong năm nay, trái phiếu thời hạn dài đã chịu ảnh hưởng bởi những thông điệp tích cực từ Fed. Ngân hàng đang thể hiện quan điểm “diều hâu”, và chính điều này đã khiến cho bất ổn duy trì ở ngưỡng cao”, trưởng bộ phận thu nhập cố định tại quỹ Invesco – ông Rob Waldner phân tích.

Quảng cáo

Bất ổn dâng cao cũng với những đợt phát hành nợ mới cũng như việc chính quyền liên bang chấp nhận thâm hụt ngân sách tăng cao gây ra sức ép tâm lý lên thị trường trái phiếu. Cùng với việc lợi suất trái phiếu tăng, nhìn chung thị trường trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ mang lại lợi suất chỉ 0,1% trong năm nay, theo chỉ số của Bloomberg, thấp hơn so với kỳ vọng của nhiều chuyên gia.

Sau cuộc họp bàn về chính sách vào tháng 7/2023 khi mà Fed nâng lãi suất qua đêm khoảng ¼ điểm phần trăm, chủ tịch Fed Jerome Powell nhấn mạnh quyết định chính sách của cơ quan này vào tháng 9/2023 sẽ tùy thuộc vào số liệu kinh tế công bố trong hai tháng sắp tới.

Cho đến nay, các báo cáo kinh tế đã củng cố cho dự báo lãi suất sẽ được duy trì ổn định trong tháng 9/2023, tăng trưởng việc làm hạ nhiệt và dấu hiệu lạm phát yếu đi. Tuy nhiên chỉ số giá tiêu dùng lõi, vốn không tính đến giá thực phẩm và năng lượng vốn có nhiều biến động, và được coi như chỉ báo tốt hơn về xu thế lạm phát, vẫn tăng 4,7% trong tháng 7/2023. Vào ngày thứ Sáu, chỉ số giá sản xuất tăng ở tốc độ cao hơn so với kỳ vọng, đẩy tăng lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ các kỳ hạn.

Trong tuần tới, nhà đầu tư sẽ chờ đợi biên bản cuộc họp vào ngày 25 và 26/7/2023 của Ủy ban Thị trường Mở thuộc Fed (FOMC) để có thể biết các nhà hoạch định chính sách kinh tế dự báo lãi suất sẽ theo hướng nào và quan điểm giữa các quan chức Fed khác biệt nhau đến đâu.

Cuộc họp thường niên của người đứng đầu các ngân hàng trung ương toàn cầu trong tháng này dự kiến sẽ có cuộc họp tại Jackson Hole, Wyoming. Ông Powell sẽ có thể bác bỏ những kỳ vọng vào khả năng Fed hạ lãi suất chủ chốt xuống ngưỡng 4% vào tháng 1/2025. Hiện tại lãi suất cơ bản đồng USD đang trong ngưỡng 5,25% đến 5,5%.

Ngay cả như vậy, một số nhà đầu tư vẫn rót tiền vào trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ, thị trường chịu ảnh hưởng bởi lãi suất cao và nỗi lo về khả năng sự tăng điểm trên thị trường chứng khoán Mỹ thực sự không thể bền vững. Trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ nhiều khả năng đang đón nhận lượng tiền vào cao kỷ lục đến năm thứ 2 liên tiếp, theo tính toán của Bank of America.

Chiến lược gia ngành tài chính tại quỹ Main Street Financial Solutions, bà Kerrie Debbs, cảnh báo khách hàng về việc trái phiếu không hẳn đã là thiên đường an toàn và sự tăng điểm trên thị trường chứng khoán có thể không duy trì được.

Chuyên gia quản lý tổng tài sản ước tính khoảng 70 triệu USD nhận định: “Hiện đang có quá nhiều những sự kiện có thể làm suy giảm đà tăng điểm trên thị trường, trong đó có lạm phát leo thang, chất lượng tín dụng của nợ chính phủ Mỹ, thâm hụt ngân sách Mỹ tăng cao, bất ổn chính trị trên thế giới”.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Sự sụt giảm "tàn khốc" của đồng yen

Theo báo Die Welt của Đức, Nhật Bản được coi là thị trường chứng khoán yêu thích trong năm 2024. Nhưng sau khởi đầu thuận lợi, việc đồng yen giảm giá mạnh có thể cản trở kế hoạch của các nhà đầu tư.

The Economist: Nhật Bản có thể vực dậy đồng yên khỏi đáy lịch sử? Đồng yen không ngừng trượt giá, Nhật Bản thay thế Thứ trưởng phụ trách ngoại hối

Pháp đặt cược hàng tỷ euro vào Thế vận hội Paris 2024

Các chuyên gia tài chính cho rằng thật khó để chắc chắn liệu hàng tỷ euro mà Pháp chi cho Thế vận hội Paris 2024 có mang lại lợi ích kinh tế như các nhà tổ chức đang hy vọng hay không.

So găng tăng trưởng GDP dự kiến giữa G7 và BRICS: Quy mô kinh tế của BRICS có thể vượt G7 trong 2 thập kỷ Kinh tế nông nghiệp trong GDP của khu vực đô thị còn rất thấp

Đề xuất mức thuế tối thiểu toàn cầu đối với những người giàu nhất thế giới

Ngày 25/6, nhà kinh tế học người Pháp Gabriel Zucman - được Nhóm G20 ủy quyền đã công bố báo cáo cho thấy sự cấp thiết phải đưa ra mức thuế tối thiểu toàn cầu đối với những người giàu nhất thế giới.

Bật mí 'bí mật' của người giàu Khan hiếm dự án bất động sản phục vụ giới siêu giàu Việt Nam Nga tăng thuế thu nhập đối với người giàu

Nguy cơ khủng hoảng tiêu dùng tại nước Mỹ

Tại Mỹ, chi tiêu tiêu dùng đóng góp khoảng 2/3 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Từ trước đến nay, dường như không có điều gì có thể ngăn cản được người tiêu dùng Mỹ.