Nhà đầu tư bán mạnh, giá dầu hạ sâu trong tuần

Nỗi lo suy thoái kinh tế và nhu cầu dầu thấp hiện đang lớn hơn nỗi lo về khả năng nguồn cung hạn chế.

Giá dầu giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, giá dầu như vậy khép lại tuần sụt giảm bởi nhiều nhà đầu tư lo sợ việc lãi suất tăng cao có thể làm suy giảm nhu cầu dầu bất chấp nhiều dấu hiệu cho thấy nguồn cung hạn chế, theo nội dung bài báo mới được Reuters đăng tải.

Trong phiên giảm ngày thứ 2 liên tiếp, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai trên thị trường London hạ 29 cent tương đương 0,4% xuống 73,85USD/thùng. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giảm 35 cent tương đương 0,5% xuống 69,16USD/thùng.

Phiên ngày thứ Năm, giá dầu Brent hạ 3USD/thùng sau khi Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) nâng lãi suất lên mức cao hơn so với kỳ vọng. Ngân hàng Trung ương tại Nauy và Thụy Sỹ đồng thời điều chỉnh nâng lãi suất.

Cả hai loại giá dầu hạ khoảng hơn 3,5% trong tuần.

Nhiều khả năng sẽ có thêm những đợt nâng lãi suất mới của Ngân hàng Trung ương Mỹ. Chủ tịch Fed tại San Francisco – bà Mary Daly công bố việc có thêm 2 đợt nâng lãi suất trong năm nay là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Phó chủ tịch cao cấp tại quỹ BOK Financial, ông Dennis Kissler, nhận xét: “Dường như tâm lý sợ rủi ro hiện đang trở lại, nó bắt nguồn từ các đợt nâng lãi suất tại EU và các số liệu kinh tế Trung Quốc gây thất vọng”.

Việc Ngân hàng Trung ương Anh nâng lãi suất cũng khiến cho nhiều quỹ đầu tư và quỹ năng lượng rút khỏi thị trường.

Lãi suất cao làm tăng chi phí vay tiền của doanh nghiệp và người tiêu dùng, kết quả nó sẽ khiến cho tăng trưởng kinh tế chững lại và nhu cầu dầu đi xuống.

Tâm lý nhà đầu tư ngại rủi ro cũng làm tăng giá trị của đồng USD, yếu tố này gây sức ép lên giá dầu bằng cách khiến cho loại hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn đối với nhà đầu tư sở hữu nhiều loại tiền tệ khác.

Hoạt động kinh tế tại Mỹ tháng 6/2023 rơi xuống ngưỡng thấp nhất trong 3 tháng khi mà tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ suy giảm lần đầu tiên trong năm nay, sự đi xuống của ngành dịch vụ cũng trở nên tồi tệ hơn.

Quảng cáo

Các chỉ số chính trên thị trường phố Wall giảm điểm, giá dầu có tuần sụt giảm sâu nhất tính từ đầu tháng 2/2023.

Quá trình phục hồi của kinh tế Trung Quốc đã hạ nhiệt sau nhiều tháng tăng trưởng yếu hơn so với kỳ vọng. Tiêu dùng, sản xuất và thị trường bất động sản đều yếu đi.

Nỗi lo suy thoái kinh tế và nhu cầu thấp hiện đang lớn hơn nỗi lo về khả năng nguồn cung hạn chế.

Trong tuần này, các doanh nghiệp năng lượng Mỹ đã cắt giảm số lượng giàn khoan dầu đang hoạt động đến 8 tuần liên tiếp, theo số liệu của công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes. Số lượng giàn khoan dầu tại Mỹ, chỉ báo quan trọng về sản lượng dầu trong tương lai, giảm 6 xuống 546 giàn khoan trong tuần này, ngưỡng thấp nhất tính từ tháng 4/2022.

Báo cáo hàng tồn kho dầu của Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô Mỹ giảm bất ngờ 3,8 triệu thùng trong tuần vừa qua.

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên ngày thứ Sáu. Thị trường khép lại một tuần giảm điểm khi mà đợt tăng điểm của thị trường trước đó vào đầu tuần đã không thể duy trì được.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones hạ 219,28 điểm tương đương 0,65% xuống 33.737,43 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 0,77% xuống 4.348,33 điểm còn chỉ số Nasdaq hạ 1,01% và chốt phiên ở mức 13.492,52 điểm.

Cả ba chỉ số đã khép lại chuỗi nhiều tuần tăng điểm. Tính cả tuần, chỉ số S&P 500 hạ 1,4% sau 5 tuần tăng điểm liên tiếp. Chỉ số Nasdaq hạ 1,4%, chuỗi 8 tuần tăng điểm kết thúc và như vậy có tuần giảm điểm mạnh nhất tính từ tháng 3/2023. Chỉ số Dow Jones hạ gần 1,7% và kết thúc chuỗi 3 tuần giảm liên tiếp.

“Nhà đầu tư hiện đang lo lắng về khả năng kinh tế Mỹ cũng như kinh tế toàn cầu suy thoái. Lạm phát vẫn duy trì ở ngưỡng cao, định hướng chính sách của Fed cũng đang thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư”, CEO quỹ AXS Investments – ông Greg Bassuk phân tích.

Các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trên diện rộng. Hơn 400 cổ phiếu thuộc S&P 500 giảm điểm. Cổ phiếu của nhóm ngành công nghệ thông tin mất điểm mạnh nhất, mức hạ ghi nhận hơn 1%. Cổ phiếu Nvidia, cổ phiếu của doanh nghiệp hưởng lợi rất nhiều từ làn sóng phát triển trí tuệ nhân tạo, giảm 1,9%.

Cổ phiếu Goldman Sachs trong khi đó giảm khi mà CNBC đưa tin rằng ngân hàng đầu tư này nhiều khả năng sẽ lỗ với thương vụ thâu tóm công ty công nghệ tài chính GreenSky. Cổ phiếu Goldman Sachs hạ 1,5% và gây ra nhiều sức ép lên chỉ số Dow Jones.

Theo Lao động & Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?