Nguyên nhân Trung Quốc đương đầu với áp lực giảm phát lớn dần

Trung Quốc đang trải qua quá trình giá cả đồng loạt giảm khi mà cả nhu cầu tiêu dùng và doanh nghiệp đều yếu đi.

Chỉ số giá tiêu dùng và sản xuất tại Trung Quốc trong tháng 7/2023 giảm so với cùng kỳ năm trước, đây là dấu hiệu cho thấy áp lực giảm phát xuất hiện khi mà các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc hiện đương đầu với sức ép tăng cường các biện pháp nới lỏng tiền tệ và tài khóa, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.

Cục Thống kê Quốc gia (NBS) công bố chỉ số giá tiêu dùng tại Trung Quốc tháng 7/2023 hạ 0,3% so với cùng kỳ năm trước và ghi nhận tháng giảm đầu tiên tính từ tháng 2/2021. Các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Bloomberg.

Chỉ số giá sản xuất tại Trung Quốc giảm đến tháng thứ 10 liên tiếp, chỉ số này hạ 4,4% so với cùng kỳ năm trước, tệ hơn một chút so với kỳ vọng. Đây là lần đầu tiên tính từ tháng 10/2020 cả chỉ số giá tiêu dùng và sản xuất đồng loạt giảm.

Trung Quốc đang trải qua quá trình giá cả đồng loạt giảm khi mà cả nhu cầu tiêu dùng và doanh nghiệp đều yếu đi. Thị trường nhà đất suy giảm kéo dài, nhu cầu với hàng hóa xuất khẩu giảm và tiêu dùng người dân đi xuống không khỏi gây ra sức ép lên quá trình phục hồi kinh tế.

“Chắc chắn Trung Quốc đã rơi vào giảm phát. Vấn đề giờ đây là giảm phát trong bao lâu. Mọi chuyện tùy thuộc vào các nhà hoạch định chính sách kinh tế, cách họ phản ứng với các biện pháp tài khóa và tiền tệ như thế nào”, chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách Trung Quốc thuộc Morgan Stanley – ông Robin Xing phân tích.

Nhiều nhà đầu tư hiện đang cho rằng số liệu lạm phát thấp sẽ khiến cho Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) buộc phải đưa ra thêm biện pháp kích thích tiền tệ, ví như hạ lãi suất.

Tuy nhiên PBOC cũng hiện đang đối đầu với nhiều áp lực mà PBOC vì vậy cũng phải thận trọng, ví như đồng yên yếu và nợ tăng cao trong nền kinh tế. Hỗ trợ tài khóa cho đến nay vốn khá hạn chế, xét đến áp lực tài chính mà các chính quyền địa phương đang đương đầu.

“Họ cần phải đẩy nhanh chi tiêu của chính phủ, nâng trần nợ của chính phủ và thực hiện các biện pháp nới lỏng tiền tệ, tài khóa nhằm phá vỡ bẫy nợ”, ông Xing phân tích.

Chỉ số giá tiêu dùng lõi, chỉ số không tính đến biến động của giá cả thực phẩm và năng lượng, tăng 0,8%. Giá cả của nhiều hàng hóa tiêu dùng, thực phẩm và giao thông hạ còn giá cả của nhiều loại hình dịch vụ như giải trí và giáo dục tăng.

Quảng cáo

“Chúng tôi dự báo chỉ số CPI sẽ chỉ âm chỉ trong ngắn hạn, nhiều khả năng chỉ một hoặc hai tháng. Giá thực phẩm và năng lượng nhiều khả năng sẽ tăng lên chứ không phải giảm đi trong nửa sau của năm, điều đó đồng nghĩa yếu tố ảnh hưởng tiêu cực lên CPI trong nửa đầu năm sẽ hạ nhiệt”, chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách Trung Quốc và Bắc Mỹ tại ngân hàng Standard Chartered – ông Ding Shuang phân tích.

Chỉ số Hang Seng của cổ phiếu nhiều doanh nghiệp Trung Quốc giảm 0,9% trong phiên giao dịch ngày hôm nay, sau đó mức hạ giảm phần nào. Đồng nhân dân tệ không có nhiều thay đổi sau khi số liệu được công bố.

Cơ quan thống kê cho rằng việc chỉ số giá tiêu dùng hạ có nguyên nhân trực tiếp từ hiệu ứng so sánh nền cao so với năm ngoái, cơ quan khẳng định rằng sự suy giảm này nhiều khả năng chỉ diễn ra tạm thời và nhu cầu tiêu dùng nhiều khả năng sẽ cải thiện trong tháng 7/2023.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vào tháng 6/2023 đã công bố hạ loạt lãi suất, trong đó có cả những loại lãi suất liên quan trực tiếp đến thế chấp trong nỗ lực thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng.

Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh quá trình phục hồi kinh tế Trung Quốc thời kỳ hậu đại dịch COVID-19 mất đà sau 5 tháng, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.

Trong cuộc họp hàng tháng của PBOC vào tháng 6/2023, PBOC đã công bố hạ lãi suất của khoản vay 1 năm 10 điểm cơ bản xuống 3,55% từ mức 3,65%, cùng lúc đó, hạ lãi suất thời hạn khoản vay 5 năm 10 điểm cơ bản xuống 4,2% từ 4,3%. Các động thái này sẽ giúp làm giảm chi phí lãi vay của doanh nghiệp và các hộ gia đình.

Lần gần nhất PBOC hạ lãi suất loại này là vào tháng 8/2022 sau khoảng thời gian phong tỏa kéo dài 2 tháng để ngăn dịch COVID-19 tại Thượng Hải gây ra nhiều sức ép lên nền kinh tế.

Một số chỉ báo kinh tế quan trọng, trong đó có bao gồm sản xuất công nghiệp và chi tiêu bán lẻ, chững lại trong tháng 4 và tháng 5/2023 sau khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới tăng trưởng 4,5% trong quý 1/2023. Tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên Trung Quốc lên mức cao kỷ lục 20,8% còn đầu tư trong lĩnh vực bất động sản tháng 5/2023 sụt giảm 4,2%.

Lãi suất của phần lớn các khoản vay tại Trung Quốc được tính toán dựa trên lãi suất của khoản vay thời hạn 1 năm còn lãi suất của các khoản vay thời hạn 5 năm ảnh hưởng đến chi phí thế chấp. Lĩnh vực bất động sản Trung Quốc hiện đang chịu rất nhiều sức ép từ các dự án bất động sản hiện chưa được hoàn thành bởi nhiều doanh nghiệp bất động sản đang ngập trong nợ.

Trước đó, PBOC đã hạ lãi suất kênh cho vay trung hạn áp với một số ngân hàng 10 điểm cơ bản xuống còn 2,65% từ mức 2,75%, cùng lúc đó hạ lãi suất repo thời hạn 7 ngày, lãi suất dùng để tính toán kênh thanh khoản ngắn hạn cho các ngân hàng, hạ từ 2% xuống 1,9%.

Kinh tế Trung Quốc tháng 5/2023 suy giảm mạnh, tăng trưởng sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ thấp hơn so với kỳ vọng, điều này tạo ra kỳ vọng Bắc Kinh sẽ cần phải hành động mạnh tay hơn để khôi phục đà tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, theo Reuters.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới

Giá dầu thô ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần ba tháng. Diễn biến đồng pha, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, nổi bật vẫn là ca cao với 11%.

Giá dầu thô giảm hai tháng liên tiếp Bất chấp lệnh trừng phạt, Nga vẫn chuyển hơn 2 tỷ USD dầu thô tới các nước G7+ qua "tuyến đường tắt" duy nhất còn lại

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên