Nguyên nhân kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu suy thoái

Lạm phát có nguyên nhân trực tiếp từ giá năng lượng và thực phẩm tăng cao đã hạ nhiệt tại châu Âu trong những tháng gần đây, tuy nhiên vẫn cao hơn so với tính toán.

Kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu đã rơi vào suy thoái kinh tế khi mà kinh tế Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, rơi vào khó khăn. Thực tế diễn ra cho thấy căng thẳng Nga – Ukraine đang gây ra nhiều hậu quả hơn so với kỳ vọng, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đưa tin.

Cho đến nay, kinh tế Mỹ dường như đã tránh được ảnh hưởng từ lãi suất cho vay cao và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhờ vào tiêu dùng, việc làm và thị trường chứng khoán tăng điểm mạnh, châu Âu dường như đang tụt lại phía sau, mắc kẹt trong ngưỡng sản lượng kinh tế không tăng trưởng nhiều suốt thời kỳ COVID-19.

Nếu tính theo quy mô, kinh tế Mỹ hiện có quy mô lớn hơn 5,4% so với trước đại dịch COVID-19, tỷ lệ này ở khu vực đồng tiền chung châu Âu chỉ là 2,2%.

Lạm phát có nguyên nhân trực tiếp từ giá năng lượng và thực phẩm tăng cao đã hạ nhiệt tại châu Âu trong những tháng gần đây, tuy nhiên vẫn cao hơn so với tính toán của các nhà hoạch định chính sách kinh tế, nó đang ảnh hưởng tiêu cực đến tiêu dùng.

Kinh tế Đức đã yếu đi. Trong thập kỷ qua, kinh tế thường vượt qua được những cú sốc kinh tế nhờ vào các doanh nghiệp xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao.

Tuy nhiên trong thời kỳ COVID-19, thương mại toàn cầu đã sụt giảm, căng thẳng địa chính trị leo thang tạo ra nhiều thách thức với kinh tế Đức cũng như các nước trong khu vực đồng tiền chung châu Âu. Sản lượng các nhà máy tại Đức giảm rất mạnh trong tháng 3/2023. Căng thẳng Nga – Ukraine được coi như nguồn gốc của một số xáo trộn trong khu vực.

Quảng cáo

Với quy mô rất lớn của mình, kinh tế Đức có thể kéo kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu đi lên hoặc đi xuống. Việc kinh tế Đức rơi vào suy thoái ở thời điểm đầu năm nay diễn ra bất chấp tăng trưởng tại Pháp, Italy và Tây Ban Nha – nhóm các nền kinh tế lớn trong khu vực.

Các chuyên gia kinh tế tin rằng tất cả những yếu tố đang diễn ra phát đi chỉ báo về khả năng kinh tế châu Âu sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm nay, người tiêu dùng và doanh nghiệp hiện cũng đang chịu ảnh hưởng từ lãi vay cao khi mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vẫn tiếp tục nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Việc kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu suy thoái nhẹ không phải yếu tố đủ mạnh để có thể khiến cho ECB hãm nâng lãi suất, theo nhận định của phần lớn chuyên gia kinh tế.

Vào ngày thứ Năm, Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố GDP tại các nước sử dụng đồng tiền chung trong khoảng thời gian 3 tháng kết thúc vào tháng 3/2023 giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Vào quý cuối cùng của năm ngoái, GDP của khu vực đồng tiền chung đồng thời giảm.

Trước đây, Eurostat từng tính toán rằng kinh tế khu vực đồng tiền chung tăng trưởng nhẹ trong quý 1/2023, tuy nhiên do phía Đức và Ireland, Phần Lan thay đổi số liệu GDP dẫn đến điều chỉnh của số liệu GDP toàn khu vực. Khu vực châu Âu như vậy đối mặt với 2 quý liên tiếp GDP qúy giảm liên tiếp, đúng với định nghĩa suy thoái kinh tế của cơ quan thống kê.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng tăng trưởng kinh tế khu vực đồng tiền chung đã nối lại trong khoảng thời gian 3 tháng tính đến cuối tháng 6/2023 khi mà chi phí năng lượng giảm làm giảm áp lực lên ngân sách các hộ gia đình, tuy nhiên quá trình phục hồi nếu xảy ra cũng sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn.

Vào ngày thứ Tư, Tổ chức các nước hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) công bố OECD dự báo kinh tế khu vực đồng tiền chung sẽ tăng trưởng 0,9% trong năm nay, chỉ bằng khoảng nửa so với tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ.

Khác biệt giữa kinh tế khu vực đồng tiền chung và Mỹ nằm ở tiêu dùng người dân. Người Mỹ chi tiêu mạnh tay cho những hoạt động mà họ từng không được làm trước đây trong thời kỳ phong tỏa vì đại dịch COVID-19, ví như đi lại, xem hòa nhạc hay ăn tối ở ngoài.

Tuy nhiên tại châu Âu, người châu Âu thắt chặt chi tiêu trong quý cuối cùng của năm và quý 1/2023. Nhập khẩu tại cả hai quý đều giảm, đây là dấu hiệu cho thấy sự suy yếu trong khu vực đồng tiền chung châu Âu đang ảnh hưởng đến cả nhiều khu vực kinh tế khác trên thế giới.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại

Trong phiên giao dịch thưa thớt ngày 18/4, các thị trường châu Á biến động trái chiều, khi giới đầu tư đang theo dõi sát sao các cuộc đàm phán thuế quan giữa nhiều quốc gia với Mỹ.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau quyết định thuế quan của Mỹ Chứng khoán châu Á khởi sắc khi Tổng thống Mỹ cân nhắc miễn thuế ô tô

Lợi nhuận quý I/2025 của Netflix đạt 2,9 tỷ USD

“Gã khổng lồ” truyền phát trực tuyến (streaming) Netflix vừa công bố lợi nhuận quý I/2025 đạt 2,9 tỷ USD phần lớn nhờ vào việc tăng giá các gói thuê bao gần đây.

Trung - Mỹ đại chiến truyền hình tại Đông Nam Á: Khi Netflix phải đối đầu Baidu và Tencent để chiếm sóng người xem Netflix và các đối thủ khởi động cuộc chiến pháp lý tại Xứ sở Lá phong

Ngân hàng lớn nhất Nhật Bản cấp vốn hỗ trợ 40.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa

Từ tháng 5/2025, một trong những ngân hàng lớn nhất Nhật Bản là Mizuho sẽ triển khai một cơ chế mới để cung cấp vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên toàn quốc.

Nhật Bản trước áp lực tranh luận về thuế quan với Mỹ "Ông lớn" viễn thông Nhật Bản đầu tư 1,5 tỷ USD vào trung tâm dữ liệu tại Ấn Độ

Thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm sau cảnh báo từ Nvidia

Thị trường chứng khoán châu Á hầu như giảm điểm chiều 16/4 sau khi Nvidia thông báo các quy định cấp phép mới của Mỹ đối với xuất khẩu chip của hãng sang Trung Quốc, làm giảm niềm tin các nhà đầu tư.

Dòng vốn đầu tư chuyển hướng tác động mạnh tới chứng khoán châu Á Chứng khoán châu Á tăng điểm sau quyết định thuế quan của Mỹ

Lo ngại thuế quan tiếp tục phủ bóng thị trường chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ khép phiên giao dịch ngày 15/4 trong sắc đỏ, giữa lúc những bất ổn liên quan đến thuế quan tiếp tục đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư.

Nhà Trắng tuyên bố thuế đối ứng với Trung Quốc là 145%, chứng khoán Mỹ lao dốc mạnh Chứng khoán Mỹ: Nhà đầu tư cá nhân “tham lam khi người khác sợ hãi”

Mỹ xem xét miễn thuế ô tô, giá dầu phản ứng tích cực

Đà tăng của giá dầu xuất hiện sau khi Tổng thống Mỹ thông báo sẽ miễn trừ thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng điện tử và xem xét điều chỉnh thuế áp dụng đối với ô tô và linh kiện ô tô nhập khẩu.

Giá dầu thế giới đảo chiều tăng hơn 4% Giá dầu thế giới quay đầu giảm mạnh do căng thẳng Mỹ-Trung