Nguyên nhân giá bất động sản thương mại tại Mỹ sụt mạnh

Thực tế này sẽ khiến cho các ngân hàng đối mặt với thêm nhiều khó khăn ở thời điểm mà họ vốn đang chật vật trong việc giữ chân khách hàng trong bối cảnh lãi suất trong năm vừa qua tăng cao hơn.

Trong quý 1/2023, giá bất động sản thương mại tại Mỹ giảm lần đầu tiên trong hơn 1 thập kỷ, theo tính toán của Moody’s Analytics.

Thực tế này cho thấy rủi ro của việc hiện đang xuất hiện thêm ngày một nhiều những áp lực tài chính trong ngành ngân hàng, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.

Cụ thể giá bất động sản thương mại hạ khoảng 1% trong quý bởi giá các tòa nhà ở và văn phòng sụt giảm, theo số liệu được tính toán bởi Moody’s Analytics.

Chuyên gia kinh tế trưởng tại Moody, ông Mark Zandi, nhận định: “Giá bất động sản sẽ còn tiếp tục giảm thêm”.

Thực tế này sẽ khiến cho các ngân hàng đối mặt với thêm nhiều khó khăn ở thời điểm mà họ vốn đang chật vật trong việc giữ chân khách hàng trong bối cảnh lãi suất trong năm vừa qua tăng cao hơn.

Nếu không tính các bất động sản nông nghiệp và nhà ở, các ngân hàng hiện đang nắm giữ khoảng 60% trong tổng quy mô 3,6 nghìn tỷ USD các khoản vay bất động sản thương mại tính đến hết quý 4/2022. Nhóm các ngân hàng nhỏ chịu ảnh hưởng nặng nề, theo Báo cáo Ổn định Tài chính (FSR) của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố vào tuần trước.

“Mức độ điều chỉnh của giá bất động sản có thể lớn và vì vậy có thể dẫn đến thua lỗ tín dụng tại các ngân hàng”, Fed nhấn mạnh.

Quảng cáo

Phó chủ tịch Fed, ông Michael Barr, vào ngày thứ Ba nói rằng cơ quan giám sát đã tăng cường quản lý các tổ chức tài chính có nhiều liên quan đến bất động sản thương mại: “Chúng tôi đang xem xét chặt chẽ các rủi ro bất động sản thương mại”.

Cho đến nay, giá bất động sản thương mại chủ yếu giảm ở phân khúc giá cao, công ty bất động sản thương mại CoStar cho hay. Chỉ số giá trị gia quyền đã giảm 8 tháng liên tiếp và trong tháng 3/2023 thấp hơn 5,2% so với cùng kỳ năm trước.

Giao dịch bất động sản trên thị trường khá hạn chế trong thị trường hiện vẫn đang đương đầu với cú sốc của đại dịch COVID-19.

Ngoài ra, số lượng người lao động làm việc tại nhà tăng lên đã khiến cho nhiều doanh nghiệp bán lẻ cũng như nhà hàng phá sản, chủ sở hữu của các tòa nhà buộc phải giảm giá thuê nhằm giữ chân khách hàng. Trong trường hợp xấu hơn họ phải bán cả tòa nhà.

“Các ngân hàng khu vực và ngân hàng cộng đồng hiện đang nắm tỷ trọng khá cao tín dụng trong lĩnh vực bất động sản. Việc các ngân hàng tái cơ cấu lại sẽ có thể mang đến giải pháp cho phép ngành ngân hàng giải quyết được nhiều vấn đề về nợ nần”, chuyên gia kinh tế Stuart Paul nói.

Gần đây, công ty Post Brothers đã mua một tòa nhà văn phòng với giá 67 triệu USD mà vào năm 2019 từng được bán với giá 92,5 triệu USD. Còn công ty Clarion Partners đang chào bán tòa nhà văn phòng tại San Francisco với giá chỉ bằng nửa so với một thập kỷ trước đây.

Các ngân hàng hiện đang nắm ước tính 700 tỷ USD các khoản vay với tài sản đảm bảo là các tòa nhà văn phòng và bán lẻ tại trung tâm nhiều thành phố, theo tính toán của Fed. Ước tính khoảng hơn 500 tỷ USD tín dụng được cấp bởi nhóm các ngân hàng nhỏ.

Đại diện mảng tín dụng các ngân hàng nói với Fed rằng họ tiếp tục siết chặt điều kiện tín dụng với các khoản vay bất động sản thương mại trong quý 1/2023.

Chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực Bắc Mỹ thuộc Capital Economics, ông Paul Asworth, cho rằng rủi ro kinh tế suy giảm đang lớn dần, tín dụng của các ngân hàng sụt giảm quá mạnh có thể khiến cho giá bất động sản thương mại giảm sâu hơn, điều kiện tín dụng vì vậy tiếp tục hạn chế.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh mẽ

Chứng khoán Phố Wall đã bật tăng trở lại trong phiên ngày 22/4, khi các bình luận lạc quan từ quan chức Mỹ về tiến trình đàm phán thương mại với Trung Quốc đã xoa dịu tâm lý thị trường.

Khối ngoại tiếp đà mua ròng gần 200 tỷ đồng phiên đầu tuần, ngược chiều "xả" mạnh một mã chứng khoán Ông Trump chỉ trích Fed, thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc

Chứng khoán châu Á diễn biến ngược chiều trước rủi ro chính sách tại Mỹ

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên 22/4, khi những bất đồng giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) gây xáo trộn trên các sàn giao dịch toàn cầu.

Thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm sau cảnh báo từ Nvidia Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại

Ủy ban châu Âu khởi động điều tra Coca-Cola và Procter & Gamble

Ủy ban châu Âu (EC) vừa chính thức khởi động điều tra Coca-Cola và Procter & Gamble nhằm làm rõ cáo buộc rằng hai “ông lớn” này đã có hành vi cản trở thương mại xuyên biên giới trong EU.

Đối tác cung cấp bao bì cho Unilever, Coca-Cola, Pepsi, Vinamilk sắp rời sàn chứng khoán sau khi về tay đại gia Thái Lan Phân tích nguyên nhân giá socola trên toàn cầu chuẩn bị lập kỷ lục mới

Mỹ siết chặt xuất khẩu chip sang Trung Quốc: Lợi bất cập hại?

Hai “ông lớn” ngành bán dẫn là Nvidia và Advanced Micro Devices (AMD) dự kiến chịu tổn thất tài chính lớn do các yêu cầu cấp phép mới của Mỹ đối với chất bán dẫn xuất khẩu sang Trung Quốc.

Cú sụt giảm chưa từng có trong lịch sử Mỹ: 279 tỷ USD vốn hoá Nvidia bị thổi bay trong 1 ngày, cổ phiếu bán dẫn toàn cầu nhuốm đỏ Những “ông lớn” sẽ bị ảnh hưởng ra sao khi Mỹ áp thuế bán dẫn?

Những yếu tố làm thay đổi triển vọng kinh tế toàn cầu

Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.

Giá vàng châu Á tăng do lo ngại nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu Đòn thuế mới của Mỹ có hiệu lực, căng thẳng thương mại toàn cầu “nóng” hơn bao giờ hết

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại

Trong phiên giao dịch thưa thớt ngày 18/4, các thị trường châu Á biến động trái chiều, khi giới đầu tư đang theo dõi sát sao các cuộc đàm phán thuế quan giữa nhiều quốc gia với Mỹ.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau quyết định thuế quan của Mỹ Chứng khoán châu Á khởi sắc khi Tổng thống Mỹ cân nhắc miễn thuế ô tô

Lợi nhuận quý I/2025 của Netflix đạt 2,9 tỷ USD

“Gã khổng lồ” truyền phát trực tuyến (streaming) Netflix vừa công bố lợi nhuận quý I/2025 đạt 2,9 tỷ USD phần lớn nhờ vào việc tăng giá các gói thuê bao gần đây.

Trung - Mỹ đại chiến truyền hình tại Đông Nam Á: Khi Netflix phải đối đầu Baidu và Tencent để chiếm sóng người xem Netflix và các đối thủ khởi động cuộc chiến pháp lý tại Xứ sở Lá phong