Nguồn tiền dồi dào tại các bang của Mỹ sẽ giúp ngăn kinh tế rơi vào suy thoái?

Trong năm tài khóa hiện tại, chính quyền các bang của Mỹ hiện đang có nguồn quỹ khẩn cấp ước tính khoảng 136,8 tỷ USD, theo thống kê của Văn phòng Ngân sách Quốc gia.

Chính quyền các bang tại Mỹ bước vào năm 2023 với lượng dự trữ cao kỷ lục, yếu tố này có thể giúp cho kinh tế Mỹ tránh được suy thoái trong năm nay, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

Quá trình phục hồi nhanh chóng của kinh tế sau đại dịch COVID-19 kết hợp với tốc độ bơm tiền cao kỷ lục của liên bang đã giúp cho nguồn ngân sách của liên bang trở nên dồi dào, nó cho phép chính quyền các bang có nguồn tiền chi tiêu lớn.

Trong năm tài khóa hiện tại, chính quyền các bang hiện đang có nguồn quỹ khẩn cấp ước tính khoảng 136,8 tỷ USD, theo thống kê của Văn phòng Ngân sách Quốc gia, con số này cao hơn đáng kể so với mức 134,5 tỷ USD của năm ngoái, nó tương đương 0,53% GDP, ngưỡng cao nhất chưa từng có tính từ năm 1988. Con số của năm nay tương đương khoảng 12,4% tổng chi tiêu của họ.

Không giống chính quyền liên bang, phần lớn chính quyền các bang và chính quyền địa phương cần phải cân đối ngân sách mỗi năm. Như vậy việc doanh thu thuế sụt giảm cần phải được cân bằng chủ yếu thông qua việc cắt giảm chi tiêu và sa thải bớt nhân sự, nó sẽ khiến cho việc kinh tế suy giảm trở nên tồi tệ hơn. Các dự trữ lớn sẽ có thể giúp ngăn được các đợt cắt giảm như vậy.

Ngày thứ Tư tuần vừa rồi, chủ tịch Fed Jerome Powell khẳng định rằng chính quyền các bang và địa phương hiện đang ngập trong tiền, nhờ vậy tăng trưởng kinh tế sẽ có thể lên mạnh trong năm nay.

Quảng cáo

Ước tính của Moody’s Analytics cho thấy rằng ước tính khoảng 39 bang có dự trữ đủ lớn ở mức cần thiết để bù lại những doanh thu sụt giảm trong bối cảnh suy thoái kinh tế nhẹ. Thêm 4 bang nữa có dự trữ dự phòng cũng gần đủ ngưỡng này.

Chính quyền thành phố và các hạt cũng đã có thể bảo toàn được dự trữ của họ nhờ vào các chương trình phục hồi kinh tế và kích cầu. Số liệu tổng thể liên quan đến tình hình tài chính các địa phương hiện chưa được công bố rõ ràng, tuy nhiên chính quyền thành phố New York tăng cường dự trữ lên 8,3 tỷ USD trong năm tài khóa 2023 hoặc tương đương 11,1% doanh thu. Cả hai con số này đều cao nhất chưa từng có. Chính quyền bang Los Angeles và Chicago cũng đều đã điều hướng tiền về các quỹ khẩn cấp.

Chính quyền các bang và địa phương đóng góp khoảng 11% tổng chi tiêu trong kinh tế Mỹ, chi tiêu này chiếm khoảng 13% tổng chi tiêu lương, cao hơn tổng mức lương chi trong ngành sản xuất, xây dựng, bán lẻ, giải trí.

Các quỹ khẩn cấp được tính toán để dùng duy trì các dịch vụ của nhà nước khi nguồn thu bất ngờ sụt giảm hoặc tiếp tục duy trì tiền đến các chính quyền địa phương phục vụ cho các dịch vụ ví như trường học. Chính quyền các bang nhìn chung chi trả ước tính khoảng nửa trong tổng chi phí giáo dục công.

Chỉ số dự trữ nhà nước, trong đó có bao gồm tất cả các ngân quỹ chi tiêu chưa dùng đến, được trữ trong các quỹ khẩn cấp hoặc không, chiếm khoảng 24,7% tổng chi tiêu trong năm tài khóa hiện tịa, giảm đáng kể so với con số 31,7% của năm 2022, theo NASBO. Ngược lại, các bang từng nắm giữ lượng tiền trung bình chỉ tương đương 8,9% GDP trong năm 2000 cho đến năm 2020. Phần lớn các năm tài khóa của các bang kéo dài từ ngày 1/7 của năm này cho đến ngày 30/6 của năm sau.

Trước suy thoái kinh tế Mỹ do COVID-19, chính quyền các bang nắm giữ khoảng 9% tổng chi tiêu trong các quỹ khẩn cấp. Một số bang sử dụng nguồn ngân sách này để bù cho việc doanh thu sụt giảm trong đại dịch năm 2020. Dù vậy chính quyền các bang vẫn giảm chi tiêu bởi họ dự báo về khả năng suy thoái kinh tế giảm sâu và kéo dài. Số lượng việc làm trong chính phủ và các địa phương giảm ước tính khoảng 8,1% trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5/2020 và cho đến hiện tại thấp hơn 2,5% so với ngưỡng trước đại dịch.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Kinh tế thế giới cần chuẩn bị gì cho kịch bản Fed sắp hạ lãi suất?

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed vẫn chưa rõ ràng và chi phí đi vay cao do lãi suất cao sẽ tồn tại trong một thời gian, tiếp tục kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Chứng khoán Mỹ “xanh mướt”, Dow Jones tăng hơn 450 điểm sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố đã đến lúc cắt giảm lãi suất FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn?

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?

Các "ông lớn" tài chính kỳ vọng BoJ tiếp tục tăng lãi suất

Công ty quản lý tài sản lớn số hai thế giới đẩy mạnh nắm giữ vị thế bán khống trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) vì vẫn thấy khả năng BoJ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng 12 tới.

BOJ công bố dữ liệu, nghi vấn Nhật Bản chi tiếp 22 tỷ USD can thiệp đẩy giá đồng yên Đồng yen và chứng khoán tiếp tục phản ứng sau khi BoJ tăng lãi suất

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030

Với tiềm năng khổng lồ về năng lượng mặt trời và điện gió, đồng thời, có thể giải quyết thử thách về than đá thông qua hợp tác, cộng thêm việc các chính sách công có thể tăng quy mô cho các giải pháp tài chính mới, chuyên gia của HSBC cho rằng nguồn năng lượng tái tạo tại ASEAN có thể tăng gần gấp 3 vào cuối thập kỷ này.

HSBC: Khởi đầu hanh thông của kinh tế Việt Nam phát tín hiệu tích cực về triển vọng cả năm HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,5%

Các đồng tiền ở châu Á phục hồi lên các mức cao nhất trong 5 tháng

Đồng ringgit của Malaysia tăng mạnh nhất trong số các đồng tiền trong khu vực, nhờ triển vọng tăng trưởng kinh tế lạc quan và đồng baht Thái Lan lên giá khi những căng thẳng chính trị dịu bớt.

Mất mốc 155 yên đổi 1 USD, đồng tiền Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong 34 năm USD vẫn là đồng tiền dự trữ chính của toàn cầu trong ngắn hạn và trung hạn

Quan chức Fed: Thời điểm cân nhắc điều chỉnh lãi suất đã đến

Theo bà Mary Daly, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh San Francisco, đã đến lúc cân nhắc điều chỉnh lãi suất đang ở biên độ 5,25%-5,5%, mức cao nhất trong 23 năm.

Fed khó thay đổi quyết định cắt giảm lãi suất mặc dù lạm phát tăng nhẹ Sức ép lạm phát suy yếu mở đường cho Fed hạ lãi suất vào tháng tới

Goldman Sachs hạ mức đánh giá nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ

Theo Goldman, nếu báo cáo việc làm tháng 8/2024 dự kiến công bố vào ngày 6/9 cho kết quả tích cực, có thể hạ khả năng suy thoái của kinh tế Mỹ xuống còn 15%, mức đã duy trì trong gần một năm trước.

Thông tin tích cực về nền kinh tế Mỹ có giúp xuất khẩu tôm Việt khả quan hơn? Dữ liệu kinh tế Mỹ tích cực tạo lực đẩy trên thị trường châu Á

Kinh tế thế giới lỡ nhịp trong vòng xoáy xung đột Trung Đông

Nếu các nỗ lực ngoại giao thất bại, triển vọng kinh tế của các nước khu vực Trung Đông sẽ bị tổn hại nghiêm trọng, sẽ bị gián đoạn, gây thêm rủi ro cho đà phục hồi còn mong manh của kinh tế thế giới.

Căng thẳng Trung Đông đẩy giá vàng tăng cao, chứng khoán chật vật Cường quốc dầu mỏ Trung Đông thu hút nhà đầu tư nước ngoài