Ngành gỗ đón nhận những tín hiệu tích cực

Với sức mua của thị trường thế giới ấm dần, ngành gỗ đang đón những tín hiệu tích cực. Nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng đến cuối năm 2024.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2024, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,36 tỷ USD, tăng 4,7% so với tháng 3/2024 và tăng 24,7% so với cùng kỳ.

Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 938,7 triệu USD, tăng 5,8% so với tháng 3/2024 và tăng 19,9% so với tháng 4/2023.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,9 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 3,35 tỷ USD, tăng 27,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng tích cực trong 4 tháng đầu năm 2024 nhờ nhu cầu tăng tại các thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chính như Hoa Kỳ và các thị trường trong khu vực châu Âu.

Đáng chú ý, thị trường Hoa Kỳ đang có những động thái cắt giảm lãi suất, qua đó kích cầu tiêu dùng trở lại, mở rộng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, khu vực EU cũng đã vượt qua giai đoạn suy thoái, lượng tồn kho của giai đoạn trước đây đã hết, khu vực này cũng bắt đầu tăng nhập khẩu trở lại.

Theo bà Nguyễn Thị Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (XNK) - Bộ Công Thương, xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ có sự khởi đầu thuận lợi trong những tháng đầu năm với việc các đơn hàng gia tăng. Nhu cầu tại các thị trường lớn như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Canada, Anh và các thị trường trong khối EU… đang có sự phục hồi đã đem lại sự lạc quan cho ngành gỗ xuất khẩu của Việt Nam.

Quảng cáo

Ở góc nhìn doanh nghiệp, ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) cho biết, tại các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu những tín hiệu tiêu dùng hàng hóa đang tốt dần lên và thúc đẩy các đơn hàng xuất khẩu tăng, trong đó có mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ.

Năm 2024, mở đầu với sức mua của thị trường thế giới ấm dần và ngành gỗ đang đón những tín hiệu tích cực. Hiện có nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng đến tháng 6, thậm chí có doanh nghiệp đã nhận đơn hàng đến cuối năm 2024.

Úc là thị trường rất tiềm năng

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới các thị trường chính đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng tích cực trong 4 tháng đầu năm 2024. Dẫn đầu là thị trường Hoa Kỳ tăng gần 32% so với cùng kỳ năm 2023; Trung Quốc tăng 38,3%; Canada tăng 29,2% và thị trường Úc tăng gần 29%.

Theo Cục XNK, với nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ trung bình 1,58 tỷ USD/năm, Úc là thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 7 trên thế giới và là thị trường rất tiềm năng cho các nước cung cấp trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Trong cơ cấu thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ, Úc nhập khẩu mặt hàng này nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc, thị trường Việt Nam đứng thứ 2 về cung cấp đồ nội thất bằng gỗ cho Úc (sau Trung Quốc), tuy nhiên trị giá chỉ chiếm 10% tổng trị giá nhập khẩu của Úc nên vẫn còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp khai thác.

Đại diện Cục XNK lưu ý, Úc cũng là thị trường có các rào cản kỹ thuật, yêu cầu về nhãn mác rất khắt khe, có một số tiêu chuẩn còn cao hơn cả Mỹ và EU. Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ vào thị trường này, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các thông tin về thị trường, tập trung vào nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng…

Bên cạnh đó, cần chú trọng hơn nữa về bao bì sản phẩm, đảm bảo chất lượng hàng hóa, nhất là các quy định về thành phần hóa chất, chất bảo quản; chú ý về các thủ tục hải quan, đóng gói để đảm bảo tốt nhất thời gian vận chuyển giúp hàng hóa bảo quản tốt.

Đáng chú ý, tỷ trọng nhập khẩu các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ của Úc từ Việt Nam vẫn còn thấp sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.

“Với lợi thế cùng là thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do đa phương như: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cơ hội xuất khẩu các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam sang thị trường Úc dự báo sẽ khả quan hơn trong thời gian tới”, đại diện Cục XNK nhấn mạnh.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giá dầu giảm do lo ngại về tăng trưởng nhu cầu năm 2025

Giá dầu tại thị trường châu Á đi xuống trong phiên giao dịch sáng ngày 23/12, do lo ngại về tăng trưởng nhu cầu năm 2025, đặc biệt tại Trung Quốc – nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

Giá dầu thế giới giảm trở lại trước cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Quyết định của Fed kiềm chế đà tăng của giá dầu

Giá dầu châu Á giảm nhẹ khi nhà đầu tư chốt lời

Nhà phân tích Tony Sycamore cho biết sau đợt tăng giá 6% vào tuần trước và với việc giá dầu thô đang giao dịch gần mức đỉnh gần đây, thị trường đang chứng kiến một số hoạt động chốt lời nhẹ.

Giá dầu thế giới giằng co trước dự đoán Fed hạ lãi suất Giá dầu hướng tới tuần tăng đầu tiên kể từ cuối tháng 11/2024

Giá dầu hướng tới tuần tăng đầu tiên kể từ cuối tháng 11/2024

Giá dầu tăng nhẹ phiên chiều 13/12, hướng đến mức tăng hàng tuần đầu tiên kể từ cuối tháng 11/2024 khi các lệnh trừng phạt bổ sung đối với Iran và Nga khiến thị trường càng thêm lo ngại về nguồn cung.

Giá dầu thế giới tăng hơn 1% do bất ổn địa chính trị gia tăng Giá dầu tăng do kỳ vọng nhu cầu cải thiện tại Trung Quốc