Ngân hàng trung ương toàn cầu và “bài toán khó” sau khủng hoảng ngành tại Mỹ

Các ngân hàng trung ương trên thế giới dường như đang cảm thấy quá khó khăn để thực hiện hai mục tiêu cùng lúc, đó là kiềm chế lạm phát cao dai dẳng và đảm bảo ổn định ngành ngân hàng.

Ảnh: WSJ
Ảnh: WSJ

Nhiệm vụ của các ngân hàng trung ương trên thế giới là giữ cho tình hình các ngân hàng ổn định và lạm phát thấp. Thế nhưng giờ đây họ đương đầu với cuộc chiến trên cả hai mặt trận. Vấn đề lạm phát cao dai dẳng vẫn chưa được kiềm chế còn hệ thống tài chính hiện đang đối mặt quá nhiều thách thức, theo nội dung bài báo mới được Economist đăng tải.

Lạm phát cao kéo dài đã khiến cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất ¼ điểm phần trăm vào ngày 22/3/2023, chỉ chưa đầy 1 tuần sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nâng lãi suất.

Quyết định điều chỉnh lãi suất của Fed được đưa ra sau khi ba ngân hàng quy mô trung bình của Mỹ sụp đổ còn ngân hàng Credit Suisse, ngân hàng có quy mô lớn với lịch sử hoạt động hơn 150 năm tại Thụy Sỹ đã phải chấp nhận để ngân hàng UBS thâu tóm. Hiện tại, nhiều ngân hàng Mỹ, dẫn đầu bởi JP Morgan Chase, đang phải cố gắng vực dậy ngân hàng First Republic để ngăn hiệu ứng sụp đổ dây chuyển trong ngành ngân hàng Mỹ xảy ra.

Thách thức mà các ngân hàng trung ương trên thế giới đối mặt chính là hai mục tiêu này dường như trái ngược nhau. Gần như tất cả, ngoại trừ các ngân hàng lớn nhất Mỹ, đang chịu đựng hậu quả từ việc lãi suất tăng cao hơn.

Dòng tiền đắt đỏ đã làm giảm giá trị danh mục đầu tư chứng khoán của họ, đồng thời nó tạo ra rủi ro người gửi tiền sẽ chuyển tiền sang gửi tại các ngân hàng lớn hơn hoặc các quỹ tiền tệ. Việc hạ lãi suất sẽ giúp cho các ngân hàng và hệ thống tài chính. Tuy nhiên dù là lựa chọn nào cũng sẽ hỗ trợ cho nền kinh tế nhưng lại khiến cho lạm phát trở nên tồi tệ hơn.

Quảng cáo

Trên thực tế không ai có thể dự báo về kịch bản như hiện tại. Các quy định mới được đưa ra sau thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2009 được tính toán để ngăn các vụ sụp đổ ngân hàng gây tổn hại đến nền kinh tế và hệ thống tài chính.

Chính sách tiền tệ được điều chỉnh để tập trung vào tăng trưởng và kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, cuối cùng tác dụng lại không được như mong muốn và các ngân hàng trung ương thế giới buộc phải có sự tùy biến để cân bằng.

Việc giới chức Mỹ giải cứu tất cả những người gửi tiền trong vụ việc sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley Bank và Signature Bank có thể gây ra ảnh hưởng xấu bởi chẳng ai dám chắc chắn giải pháp của giới chức quản lý ngành ngân hàng Mỹ sẽ là như thế nào. Theo lý thuyết, các khoản tiền gửi từ 250.000USD trở lên không được bảo hiểm chính thức bởi chính quyền liên bang.

Tuy nhiên, hiện nay không ai chắc chắn về việc liệu người gửi tiền nào sẽ được cứu nếu ngân hàng sụp đổ. Lý do bởi tuy chủ tịch Fed Jerome Powell vào ngày 22/3/2023 nói rằng người gửi tiền tin rằng họ sẽ an toàn nhưng trong cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen lại khẳng định cơ quan này hiện đang không hề cân nhắc đến việc mở rộng chương trình bảo hiểm tiền gửi đến tất cả các đối tượng.

Cùng lúc đó, Fed đã cho vay ước tính khoảng 165 tỷ USD thông qua chương trình cho vay mới, chương trình này giúp đảm bảo cho các ngân hàng khỏi các rủi ro của việc nắm giữ các loại trái phiếu thời hạn dài.

Tính đến thời điểm hiện tại, dường như ngân hàng First Republic sẽ vẫn có thể tồn tại mà không cần đến thêm sự can thiệp của chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, chắc chắn sự kết hợp của những vấn đề mà ngân hàng đang đối mặt cũng như nhiều bất ổn về quy chế sẽ có thể gây tổn hại đến nền kinh tế.

Nhóm các ngân hàng nhỏ và vừa của Mỹ có thể là nguồn gốc của nhiều vấn đề trong tương lai. Nhóm các ngân hàng với tổng tài sản ít hơn 250 tỷ USD chiếm khoảng nửa trong tổng tài sản ngành ngân hàng Mỹ và ước tính khoảng 80% các khoản vay trong lĩnh vực bất động sản thương mại, lĩnh vực vốn đã chịu nhiều tổn thương tính từ đại dịch COVID-19. Nếu các ngân hàng nhỏ tiếp tục mất đi tiền gửi hoặc cần phải huy động vốn bởi nhà đầu tư và nhà quản lý hoài nghi về độ an toàn của họ, họ sẽ hạn chế cấp tín dụng, kết quả, tăng trưởng kinh tế và lạm phát chậm lại.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Số liệu lạm phát sẽ tác động tới quyết định lãi suất của Fed

Cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 17-18/12 tới đang thu hút rất nhiều sự chú ý khi thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay.

Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ Fed dự kiến giảm dần lãi suất nếu lạm phát tiếp tục hạ nhiệt