Chủ tịch Fed nói gì về cuộc khủng hoảng ngân hàng Mỹ khi nâng lãi suất?

Cuộc khủng hoảng ngân hàng Mỹ diễn ra quá nhanh và gây ra nhiều tác động đến nỗi nhiều người đang nói về khả năng Fed sẽ buộc phải hạ lãi suất đồng USD trước cuối năm nay.

Chủ tịch Fed Jerome Powell - Ảnh: WSJ
Chủ tịch Fed Jerome Powell - Ảnh: WSJ

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào ngày thứ Tư đã quyết định nâng lãi suất ¼ điểm phần trăm, Fed thể hiện quan điểm thận trọng về cuộc khủng hoảng ngân hàng trong thời gian gần đây đồng thời phát đi thông điệp đợt nâng lãi suất hiện tại đang dần đến hồi kết.

Với lần nâng lãi suất thứ 9 tính từ tháng 3/2022, Ủy ban Thị trường Mở thuộc Fed (FOMC) nhấn mạnh không chắc chắn về các đợt nâng lãi suất tiếp theo và cho biết quyết định liên quan đến lãi suất sẽ còn tùy thuộc vào dữ liệu công bố sắp tới.

“Ủy ban sẽ theo dõi chặt chẽ những số liệu chuẩn bị công bố và đánh giá đến ảnh hưởng của chính sách tiền tệ. Ủy ban dự báo việc nâng lãi suất có thể phù hợp để đảm bảo giữ vững quan điểm chính sách tiền tệ nhằm hướng lạm phát về ngưỡng 2% qua thời gian”, tuyên bố của FOMC nhấn mạnh.

Tuyên bố mới nhất của FOMC như vậy đã khác biệt hoàn toàn so với các tuyên bố trước đây về việc tiếp tục nâng lãi suất sẽ là phù hợp để giảm lạm phát.

Dù rằng những tuyên bố mà chủ tịch Fed Jerome Powell đưa ra trong cuộc họp báo về chính sách tiền tệ có thể đồng nghĩa ngân hàng trung ương đang dần đi đến giai đoạn cuối của quá trình nâng lãi suất, ông giữ vững quan điểm cuộc chiến chống lại lạm phát chưa kết thúc.

“Quá trình đưa lạm phát về ngưỡng 2% vẫn còn dài lâu và còn nhiều gian nan”, người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Mỹ khẳng định.

Bản thân ông Powell cũng thừa nhận những diễn biến gần đây trong hệ thống ngân hàng nhiều khả năng sẽ khiến cho điều kiện tín dụng bị thắt chặt, đó cũng chính là nguyên nhân mà quan điểm của ngân hàng trung ương thay đổi.

Quảng cáo

Ban đầu, thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm sau quyết định của Fed, nhưng rồi sau đó giảm điểm sâu.

“Hệ thống ngân hàng Mỹ mạnh và vững vàng. Diễn biến gần đây nhiều khả năng sẽ dẫn đến điều kiện tín dụng thắt chặt với các hộ gia đình và doanh nghiệp, đồng thời tạo ra nhiều sức ép lên hoạt động kinh tế, tuyển dụng và lạm phát. Mức độ ảnh hưởng của những yếu tố trên hiện chưa rõ ràng. Ủy ban hiện vẫn rất quan tâm đến các rủi ro lạm phát”, ủy ban nhấn mạnh.

Trong cuộc họp báo, ông Powell nói FOMC đang cân nhắc hãm đà nâng lãi suất bởi lo lắng về cuộc khủng hoảng ngân hàng Mỹ đang diễn ra, tuy nhiên trong lần họp gần nhất, FOMC vẫn đồng thuận về việc nâng lãi suất do tính toán đến dữ liệu về lạm phát và sự tăng trưởng trên thị trường lao động.

“Chúng tôi cam kết ổn định giá cả và tất cả bằng chứng hiện tại cho thấy rằng công chúng tin tưởng chúng tôi sẽ làm như vậy để đưa được lạm phát về ngưỡng 2% qua thời gian. Yếu tố quan trọng là chúng tôi duy trì được niềm tin với các quyết định chính sách và tuyên bố của chúng tôi”, ông Powell nói.

Việc nâng lãi suất đã đưa lãi suất liên bang lên ngưỡng từ 4,75% đến 5%. Đây là loại lãi suất mà các ngân hàng tính toán để đưa ra lãi suất cho vay qua điểm, nó ảnh hưởng đến người tiêu dùng thông qua các loại lãi suất ví như lãi suất thế chấp, vay mua ô tô cũng như thẻ tín dụng.

Theo quan điểm của giới chuyên gia, lãi suất nhiều khả năng sẽ lập đỉnh ở mức khoảng 5,1%, không thay đổi so với tính toán gần nhất vào tháng 12/2022, đồng thời phát đi thông điệp rằng phần đông các chuyên gia tin rằng chỉ có một lần nâng lãi suất trong thời gian tới.

Hiện nay các chuyên gia cũng có nhiều bất đồng về định hướng lãi suất trong thời gian tới. Các chuyên gia ước tính lãi suất được điều chỉnh giảm 0,8 điểm phần trăm trong năm 2024 và 1,2 điểm phần trăm trong năm 2025.

Trong tuyên bố chính sách, Fed cũng chính thức không còn nhắc gì đến ảnh hưởng của căng thẳng Nga – Ukraine lên quan điểm chính sách của Fed.

Thị trường không ngừng dõi theo các quyết định chính sách của Fed bởi gần đây có quá nhiều yếu tố bất định xảy ra.

Mới chỉ vào đầu tháng này, ông Powell nói Ngân hàng Trung ương Mỹ có thể sẽ có quan điểm kiểm soát chính sách tiền tệ quyết liệt. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng ngân hàng Mỹ diễn biến quá nhanh đã khiến cho Fed không còn có thể nói đến quan điểm chính sách “diều hâu”, tình hình mới không khỏi khiến cho nhiều người tin vào kịch bản Fed sẽ hạ lãi suất trước thời điểm cuối năm nay.

Theo Lao Động và Công Đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chính phủ Mỹ xem xét nới lỏng tác động của thuế ô tô

Mỹ sẽ công bố kế hoạch giảm bớt tác động của thuế ô tô vào ngày 29/4 (giờ địa phương), bằng cách miễn một số loại thuế áp lên linh kiện nước ngoài được lắp ráp trong các xe sản xuất nội địa.

Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ Mỹ xem xét miễn thuế ô tô, giá dầu phản ứng tích cực

Tỷ giá và tăng trưởng yếu khiến Hàn Quốc chậm cán mốc GDP 40.000 USD/người

IMF dự báo Hàn Quốc sẽ đạt được mục tiêu GDP bình quân 40.000 USD vào năm 2027 nhưng trong triển vọng được sửa đổi công bố mới đây, IMF đã đẩy lùi thời gian mục tiêu này thêm 2 năm xuống năm 2029.

Chính thức áp thuế chống bán phá giá tôn mạ xuất xứ Trung Quốc, Hàn Quốc Hàn Quốc: Chủ tịch 4 tập đoàn lớn họp khẩn để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ

Temu tính thuế nhập khẩu vào hóa đơn bán hàng ở Mỹ

Nhà bán lẻ trực tuyến Trung Quốc Temu, vốn nổi tiếng với mức giá cực thấp, đang đánh thuế nhập khẩu cao vào khách hàng Mỹ do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump.

Shein-Temu: Cuộc chiến gay gắt nhằm giành giật người dùng Mỹ yêu thích giá rẻ Ứng dụng Temu có thể bị chặn nếu chưa hoàn thành đăng ký trong tháng 11

Shein Group của Trung Quốc tăng giá nhiều sản phẩm tại Mỹ

Công ty thời trang nhanh Shein Group Ltd. của Trung Quốc vừa tăng giá nhiều sản phẩm tại Mỹ, từ váy áo đến đồ dùng nhà bếp, trước khi các mức thuế mới nhập khẩu giá trị nhỏ chính thức có hiệu lực.

Shein vs Temu: 2 doanh nghiệp Trung Quốc đồng hương đại chiến để tranh giành thị trường Mỹ Shein-Temu: Cuộc chiến gay gắt nhằm giành giật người dùng Mỹ yêu thích giá rẻ