Ngân hàng trung ương nhiều nước vẫn đua nhau mua vàng

Phần lớn hoạt động mua vàng là do ba ngân hàng trung ương lớn trên thế giới bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc và Kazakhstan thực hiện.

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters

Sau năm 2022 mua vàng mạnh kỷ lục, các ngân hàng trung ương trên thế giới vẫn rất quan tâm đến vàng trong những tháng đầu tiên của năm 2023, theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC).

Tháng 1/2023, các ngân hàng trung ương trên thế giới mua ước tính 31 tấn vàng, tăng 16% so với tháng liền trước, theo nghiên cứu của WG công bố vào ngày thứ Năm.

“Mức độ mua vào như vậy vẫn trong ngưỡng từ 20 đến 60 tấn ghi nhận trong suốt 10 tháng vừa qua”, chuyên gia phân tích cao cấp tại WGC – ông Krishan Gopaul nhấn mạnh.

Phần lớn hoạt động mua vàng là do ba ngân hàng trung ương lớn trên thế giới bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc và Kazakhstan thực hiện. Thổ Nhĩ Kỳ là ngân hàng mua chính thức lớn nhất trong năm 2022 còn Trung Quốc được biết đến là mua mạnh vàng từ cuối năm ngoái.

Khởi đầu tháng đầu tiên của năm, Thổ Nhĩ Kỳ mua 23 tấn vàng nâng tổng số dự trữ vàng của nước này lên 656 tấn.

Trung Quốc mua 15 tấn vàng trong tháng 1/2023, trước đó vào tháng 11 và 12/2022, Trung Quốc đã mua 62 tấn vàng. Như vậy tổng dự trữ vàng của Trung Quốc tăng lên ngưỡng ước tính 2.025 tấn.

Quảng cáo

Ngân hàng Trung ương Kazakhstan mua vào 4 tấn vàng nâng tổng dự trữ lên 356 tấn.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) mua vào chỉ 2 tấn vàng. Tuy nhiên lý do có thể bởi Croatia gia nhập liên minh tiền tệ này, chính vì vậy họ phải chuyển một phần vàng mà họ đang nắm giữ sang dự trữ chung. Để có thể làm được điều đó, Croatia mua 2 tấn vàng vào tháng 12/2022.

Một ngân hàng trung ương tuy nhiên đã hành động khác. Ngân hàng Trung ương Uzbekistan bán 12 tấn vàng trong tháng 1/2023. Dự trữ vàng của Uzbekistan ước tính khoảng 384 tấn, tức tương đương khoảng 66% tổng dự trữ.

Trong tháng 1/2023, giá vàng tăng từ 1.860USD/ounce lên ngưỡng khoảng 1.960USD/ounce. WGC cho rằng các ngân hàng trung ương trên thế giới sẽ quan tâm đến vàng trong suốt cả năm nay.

“Chúng tôi nghĩ rằng có quá ít lý do để nghi ngờ rằng các ngân hàng trung ương sẽ vẫn tích cực với vàng và vẫn mua ròng vàng trong năm 2023. Số liệu tích cực vào tháng 1/2023 mà chúng ta có cho đến nay không cho chúng ta có nhiều lý do để thay đổi dự báo nói trên”, báo cáo nhấn mạnh.

Trong năm ngoái, ngân hàng trung ương các nước mua 1.136 tấn vàng, ngưỡng cao nhất trong lịch sử và cao hơn 150% so với năm liền trước.

“Bất ổn địa chính trị và lạm phát cao được coi như nguyên nhân chính đằng sau việc nắm giữ vàng”, WGC nhấn mạnh trong báo cáo xu thế giá vàng.

Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ mua vàng nhiều nhất trong số các ngân hàng trung ương bởi cơ quan này cố gắng tìm kiếm công cụ an toàn trong bối cảnh lạm phát. Mùa thu năm 2022, lạm phát tại Thổ Nhĩ Kỳ tăng đến 85% so với cùng kỳ và rồi hạ nhiệt xuống còn 64% trong tháng 12/2022.

Trung Quốc cũng mua mạnh vàng trong năm ngoái, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) nối lại việc mua vàng lần đầu tiên tính từ năm 2019.

Theo Lao Động và Công Đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5

Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Việt Nam-Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng cấp Bộ trưởng

Trung Quốc giảm lãi suất cho vay lần đầu tiên trong 7 tháng

Trung Quốc ngày 20/5 đã cắt giảm 10 điểm cơ bản đối với các lãi suất cho vay chủ chốt, trong bối cảnh đồng NDT mạnh hơn và căng thẳng thương mại dịu bớt tạo điều kiện nới lỏng tiền tệ.

Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump Tín dụng khởi sắc, lãi suất huy động có thể tăng dần về cuối năm

Nhật Bản: Goldman Sachs dẫn đầu khối ngân hàng ngoại sau nhiều biến động

Mặc dù lợi nhuận giảm, chi nhánh Nhật Bản của Goldman Sachs vẫn là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong số các ngân hàng nước ngoài chốt sổ vào tháng 12/2024.

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm Goldman Sachs hạ dự báo giá dầu do lo ngại tăng trưởng kinh tế Mỹ

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp cho dù tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ bậc tín nhiệm của Mỹ do lo ngại về gánh nặng nợ công lớn.

Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á

Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á

Trong phiên giao dịch 19/5, thị trường chứng khoán châu Á đi xuống, khi các dữ liệu kinh tế của Trung Quốc cho thấy nền kinh tế trong nước vẫng đang gặp khó khăn

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5 Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4