Bất chấp các biện pháp trừng phạt của phương Tây, kinh tế Nga vẫn tăng trưởng vững vàng trong năm ngoái, thế nhưng việc kinh tế Nga trở lại ngưỡng thịnh vượng như trước căng thẳng có thể sẽ còn phải chờ rất lâu khi mà các nguồn chi tiêu của chính phủ Nga còn đang phân tán, theo nội dung bài báo mới được Reuters đăng tải.
Theo những dự báo ban đầu khi mà căng thẳng Nga – Ukraine mới nổi lên, kinh tế Nga có thể suy giảm tăng trưởng hơn 10% trong năm 2022, cao hơn bất kỳ đợt suy giảm nào trước đây ví như khủng hoảng tài chính năm 1998. Tuy nhiên ước tính ban đầu của cơ quan thống kê Rosstat cho thấy mức suy giảm hạn chế chỉ 2,1% trong năm ngoái.
“Kinh tế Nga và hệ thống quản trị cuối cùng đã cho thấy sự vững vàng hơn so với tính toán của phương Tây. Kỳ vọng của phương Tây cuối cùng đã không xảy ra”, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh trong tuyên bố mới đây.
Giá cả các sản phẩm năng lượng xuất khẩu cao đã giúp làm giảm cú sốc từ các biện pháp trừng phạt nhắm đến Nga về kinh tế, trong khi đó các biện pháp kiểm soát vốn đẩy đồng rouble lên mức cao nhất trong 7 năm. Việc xuất khẩu của Nga sụt giảm không khỏi khiến cho thặng dư tài khoản vãng lai tăng lên ngưỡng cao kỷ lục.
Ngân hàng Trung ương Nga, dẫn đầu bởi bà Elvira Nabiullina, vẫn vững vàng điều chỉnh chính sách bất chấp việc không thể tiếp cận được với 300 tỷ USD dự trữ quốc tế.
Tuy nhiên các chuyên gia phân tích cho rằng Nga sẽ vẫn phải chịu những thiệt hại từ việc để leo thang căng thẳng Nga – Ukraine. Trước thời điểm đó, chính phủ Nga đã dự báo về con số tăng trưởng kinh tế 3%.
Chuyên gia phân tích tại kênh My Investments Telegram, ông Grigory Zhirnov, nhấn mạnh: “Việc kinh tế tăng trưởng tốt đã khiến cho mọi người ngạc nhiên trong năm ngoái thực sự có thể coi như một yếu tố tích cực. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu so sánh diễn biến hiện tại với những gì đã diễn ra trong quá khứ”.
Ông Zhirnov nói rằng cho đến năm 2025 kinh tế Trung Quốc sẽ không lấy lại quy mô của năm 2021 và mức độ GDP mà lẽ ra Nga đã có được trong cuộc khủng hoảng năm ngoái sẽ không thể có lại trong vòng 10 năm.
Moscow hiện đang tìm kiếm thị trường mới tại châu Á cho những sản phẩm dầu và khí đốt, loại sản phẩm xuất khẩu vốn được coi như tối quan trọng của nước này, đồng thời Nga cũng vẫn duy trì nguồn cung hàng hóa tiêu dùng thông qua kênh nhập khẩu không chính ngạch. Các doanh nghiệp tiêu dùng Nga tuy nhiên cũng không còn quan tâm nhiều đến thị trường các nước phương Tây nữa.
Quá trình phi đôla hóa đồng nghĩa với đồng rouble đã tăng được gấp đôi thị phần trên thị trường quốc tế, theo ông Putin nói. Các ngân hàng nội địa Nga, trong khi đó, hiện vẫn đang tìm kiếm kênh khôi phục lại lợi nhuận.
Chi phí tăng cao và nguồn thu suy giảm đã dẫn đến thâm hụt ngân sách 25 tỷ USD trong tháng 1/2023, trong khi đó thặng dư tài khoản vãng lai giảm hơn nửa so với cùng kỳ năm trước.
Dù rằng Bộ Tài chính Nga đã cam kết rằng thâm hụt ngân sách sẽ không vượt quá tầm kiểm soát, việc sử dụng quỹ khẩn cấp có thể sẽ vẫn ảnh hưởng đến năng lực chi tiêu tương lai của Moscow và làm tăng rủi ro lạm phát.
Ngân hàng Trung ương Nga, cơ quan mà phân tích về tình hình kinh tế của Nga vốn thường bi quan hơn của ông Putin, đã cảnh báo rằng thâm hụt ngân sách tăng cao hơn và nhiều khả năng sẽ nâng lãi suất từ mức 7,5% trong năm nay và rồi sau đó giảm đi.
Việc đạt mục tiêu dầu và khí đốt trong năm nay dường như đang ngày một khó khăn hơn, theo quan chức kinh tế kỳ cựu của Nga – ông Oleg Vyugin nhấn mạnh trong báo cáo công bố vào tháng này, đặc biệt khi mà giá dầu Urals của Nga đã giảm đi.
Thu nhập khả dụng của người dân Nga sụt 1% trong năm ngoái, chính vì vậy người Nga tiết kiệm nhiều hơn và chi tiêu ít hơn. Doanh số bán lẻ giảm 6,7%.
Việc người Nga tăng cường tiết kiệm có thể coi như dấu hiệu bất ổn kinh tế, theo chuyên gia phân tích độc lập kiêm chuyên gia tư vấn của Ngân hàng Trung ương Nga – ông Alexandra Prokopenko.
Ông Prokopenko, người từng nhấn mạnh đến chi phí cơ hội của nền kinh tế, khẳng định rằng Nga sẽ vẫn xử lý tốt khủng hoảng trong thời gian tới (nếu có).