Nga sở hữu dự trữ ngoại hối lớn thứ tư thế giới

Với trên 540 tỉ USD, Nga hiện là chủ sở hữu dự trữ ngoại hối lớn thứ tư thế giới, trong khi Mỹ xếp thứ 11.

Nga đã vươn lên vị trí thứ tư trong số các nền kinh tế lớn nhất thế giới về dự trữ ngoại hối, theo tính toán được hãng tin RIA Novosti công bố ngày 26/11.

Dữ liệu của Ngân hàng Trung ương Nga cho thấy trong 9 tháng đầu năm nay, dự trữ ngoại tệ của Nga, bao gồm cả những khoản bị phương Tây đóng băng do các lệnh trừng phạt liên quan đến Ukraine, đã tăng lên 540 tỷ USD.

Con số này cho phép Nga thay thế Ấn Độ, quốc gia đã giữ vị trí thứ tư kể từ mùa hè năm ngoái. Lượng dự trữ ngoại hối của Ấn Độ tính đến cuối tháng 9/2022 là 532 tỷ USD. Hai nước đã cạnh tranh với nhau về chỉ số này kể từ năm 2015.

Trung Quốc vẫn duy trì vị trí dẫn đầu lâu năm về dự trữ quốc tế, với tài sản trị giá 3.193 nghìn tỷ USD tính đến cuối tháng 9 năm nay. Vị trí thứ hai thuộc về Nhật Bản với 1.238 nghìn tỷ USD và Thụy Sĩ đứng thứ ba với 892 tỷ USD.

Theo báo cáo của RIA Novosti, một xu hướng thú vị đã xuất hiện ở nửa dưới của top 10, trong đó các nền kinh tế mới nổi vượt xa các nền kinh tế thị trường phát triển. Hong Kong đã bị Saudi Arabia soán ngôi ở vị trí chủ sở hữu ngoại hối lớn thứ sáu; Brazil tăng lên vị trí thứ 9, đẩy Singapore xuống thứ 10; Hàn Quốc tụt xuống vị trí thứ 7.

Quảng cáo

Đức và Mỹ lần lượt giữ vị trí thứ 11 và 12 so với năm ngoái, trong khi Pháp tăng lên vị trí thứ 13, tiếp theo là Italy. Mexico tăng ba bậc lên vị trí thứ 15. Thái Lan, Anh, Israel, Ba Lan và Cộng hòa Séc lọt vào top 20.

Nghiên cứu do RIA Novosti thực hiện dựa trên dữ liệu từ ngân hàng trung ương của 90 nền kinh tế lớn nhất thế giới tính đến năm 2021. Mẫu nghiên cứu cuối cùng bao gồm 50 nền kinh tế có lượng dự trữ lớn nhất, vốn đã tiết lộ vào giữa tháng 11 các dữ liệu của họ tính đến tháng 9.

Theo đài RT, Nga đã tăng cường dự trữ ngoại hối như một lá chắn chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Hôm 13/11, Ngân hàng trung ương Nga cho biết dự trữ ngoại tệ của nước này đã tăng 1,2% trong tháng 10 lên hơn 547 tỷ USD tính đến ngày 1/11. Ngân hàng trung ương Nga thường xuyên công bố thông tin cập nhật về tài sản dự trữ của mình với độ trễ một tuần.

Dự trữ quốc tế của Nga, là tài sản nước ngoài có tính thanh khoản cao do Ngân hàng trung ương Nga và chính phủ nước này nắm giữ, bao gồm các quỹ ngoại tệ, quyền rút vốn đặc biệt với IMF và vàng tiền tệ.

Nga đã mất quyền truy cập vào khoảng một nửa dự trữ ngoại tệ vào đầu tháng 3 sau khi các ngân hàng trung ương phương Tây đóng băng chúng như một phần của lệnh trừng phạt do Mỹ và các đồng minh áp đặt liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Phần còn lại của dự trữ bao gồm vàng và ngoại tệ được giữ trong nước và dự trữ nhân dân tệ của Trung Quốc.

Mặc dù vậy, Bộ Tài chính Nga cho biết nước này có thể đối phó với các lệnh trừng phạt nhờ nguồn dự trữ dồi dào. Vào năm 2021, dự trữ ngoại hối của Nga đã tăng gần 6% lên 630,6 tỷ USD. Mức cao nhất mọi thời đại là 643,2 tỷ USD được ghi nhận vào tháng 2/2022.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngày 21/2 cho biết kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm.

Goldman Sachs: Các thương vụ "khủng" sẽ tăng tốc trong năm tới Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI

Theo khảo sát đầu tư trực tiếp mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã tăng trở lại trong năm 2023 sau khi giảm vào năm trước đó. FDI đã tăng 1,75 nghìn tỷ USD, hay 4,4%, đạt mức kỷ lục 41 nghìn tỷ USD.

Việt Nam thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng Việt Nam thu hút hơn 4,3 tỷ USD vốn FDI trong tháng đầu năm 2025

BoJ sắp hoàn tất đợt bán cổ phiếu ngân hàng

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sắp hoàn tất việc bán số cổ phiếu trị giá hàng triệu USD mà họ mua từ các ngân hàng gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng tài chính cách đây hai thập kỷ.

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản BoJ: Giá trị tài sản tài chính của các hộ gia đình Nhật Bản sụt giảm