Năng lượng Mặt Trời giúp các nước châu Á tiết kiệm hàng tỷ USD chi phí nhiên liệu

5 trong số 10 nền kinh tế có công suất năng lượng Mặt Trời hàng đầu đều nằm ở châu Á - bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và Việt Nam.

Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn báo cáo công bố ngày 10/11 cho biết Ấn Độ đã tiết kiệm được 4,2 tỷ USD chi phí nhiên liệu thông qua sản xuất năng lượng Mặt Trời trong nửa đầu năm 2022 và không sử dụng 19,4 triệu tấn than đá.

Báo cáo của tổ chức tư vấn năng lượng Ember, Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) và Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính cũng phân tích sự tăng trưởng của điện Mặt Trời trong thập kỷ qua.

Theo đó, 5 trong số 10 nền kinh tế có công suất năng lượng Mặt Trời hàng đầu đều nằm ở châu Á - bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và Việt Nam.

Theo báo cáo, đóng góp của hoạt động sản xuất năng lượng Mặt Trời ở 7 nước châu Á chủ chốt - Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Philippines và Thái Lan - đã tiết kiệm chi phí nhiên liệu hóa thạch khoảng 34 tỷ USD từ tháng 1-6/2022, tương đương 9% tổng chi phí nhiên liệu hóa thạch trong giai đoạn này.

Quảng cáo

Phần lớn trong khoản tiết kiệm ước tính 34 tỷ USD là ở Trung Quốc - nơi năng lượng Mặt Trời đáp ứng 5% tổng nhu cầu điện và tiết kiệm khoảng 21 tỷ USD nhập khẩu thêm than đá và khí đốt trong giai đoạn vừa đề cập. Nhật Bản đứng thứ hai với kết quả tiết kiệm được 5,6 tỷ USD.

Tại Thái Lan và Philippines - nơi tốc độ tăng trưởng năng lượng Mặt Trời chậm hơn, tiết kiệm chi phí nhiên liệu vẫn rất đáng chú ý. Mặc dù năng lượng Mặt Trời chỉ chiếm khoảng 2% công suất phát điện của Thái Lan, song quốc gia Đông Nam Á này trong nửa đầu năm 2022 ước tính tiết kiệm 209 triệu USD chi phí nhiên liệu hóa thạch tiềm năng.

Philippines cũng tiết kiệm 78 triệu USD chi tiêu cho nhiên liệu hóa thạch, mặc dù năng lượng Mặt Trời chỉ chiếm 1% sản lượng điện.

Tại Hàn Quốc, năng lượng Mặt Trời tạo ra 5% điện năng cho đất nước trong nửa đầu năm, có thể tiết kiệm khoảng 1,5 tỷ USD chi phí sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Nhà phân tích Đông Nam Á Isabella Suarez của CREA nhận xét: “Các nước châu Á cần khai thác tiềm năng năng lượng Mặt Trời khổng lồ để nhanh chóng chuyển đổi khỏi các loại nhiên liệu hóa thạch tốn kém và gây ô nhiễm cao.

Tiết kiệm tiềm năng từ chỉ riêng năng lượng Mặt Trời hiện tại là rất lớn và việc xúc tiến triển khai cùng với các nguồn năng lượng sạch khác như gió sẽ đóng vai trò rất quan trọng đối với an ninh năng lượng trong khu vực”.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chuỗi cung ứng châu Á hướng sự dịch chuyển về ASEAN mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng châu Á đang trải qua những thay đổi lớn trong cơ cấu, rất nhiều thay đổi đó hướng sự dịch chuyển về ASEAN, Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 Chuyên gia HSBC: Cơ hội kinh doanh ở ASEAN và Trung Quốc không phải cuộc chơi phân định thắng thua

Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn tại 6 ngân hàng thương mại lớn

Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát tài chính Nhà nước cho biết Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn cốt lõi cho 6 ngân hàng thương mại lớn để củng cố, nâng cao khả năng vận hành ổn định và phát triển.

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc Thị trường tiêu dùng Trung Quốc sôi động trong Tết Trung thu

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc

Quyết định của Chính phủ Mỹ về việc tăng thuế đối với xe điện và một số loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích từ chính các ngành công nghiệp nội địa Mỹ.

Nga tăng thuế nhập khẩu hoa và đồ uống có nồng độ cồn trên 9% từ một số nước Nguyên nhân Mỹ trì hoãn tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc

Trung Quốc chi tiêu cho các dự án hạ tầng toàn cầu cao gấp 9 lần Mỹ

Giai đoạn 2013-2021, Trung Quốc đã cho vay 679 tỷ USD dành cho các dự án hạ tầng toàn cầu như cao tốc, nhà máy điện và viễn thông, trong khi đó, Mỹ chỉ cung cấp 76 tỷ USD cho các dự án tương tự.

Các công ty tiêu dùng lớn của Mỹ lo ngại về sự suy yếu tại thị trường Trung Quốc Giá tiêu dùng tại Trung Quốc trong tháng 7/2024 tăng nhanh hơn dự kiến

Lạm phát giá nhà tại Mỹ có thể hạ nhiệt trong năm 2025

Theo nghiên cứu được chi nhánh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại San Francisco, lạm phát giá nhà ở tại Mỹ có thể sẽ giảm trong năm 2025, khi khoảng cách giữa cung và cầu nhà ở được thu hẹp.

Giá vàng "nín thở" chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ Sức ép lạm phát suy yếu mở đường cho Fed hạ lãi suất vào tháng tới