EU cáo buộc nhà sản xuất LNG của Mỹ "trục lợi", Washington phản ứng

Các nhà lãnh đạo EU không hài lòng với giá khí đốt tự nhiên khi về mặt thực tế, LNG của Mỹ đắt hơn so với khí đốt qua đường ống đến từ Nga, do đó cáo buộc các nhà sản xuất khí đốt tự nhiên của Mỹ trục lợi.

Theo trang tin Oilprice.com ngày 9/11, tháng trước Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cáo buộc Mỹ có "tiêu chuẩn kép" vì sự chênh lệch giữa giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) bán cho châu Âu và giá khí đốt tự nhiên bán ở trong chính nước Mỹ.

Ông Macron lưu ý: “Họ (Mỹ) cho phép viện trợ nhà nước lên đến 80% trong một số lĩnh vực trong khi nó bị cấm ở đây (châu Âu)".

Quan điểm trên của nhà lãnh đạo Pháp đang ngày càng nhận được sự ủng hộ của nhiều quan chức cấp cao khác ở các nước châu Âu, vốn không hài lòng về giá năng lượng tăng cao.

Trên thực tế đến nay đã có tới 15 nhà lãnh đạo ở châu Âu không hài lòng với giá năng lượng nhập khẩu và họ khẳng định rằng EU nên áp đặt giá trần đối với tất cả các hoạt động nhập khẩu khí đốt, bất kể nguồn gốc xuất xứ.

Ý tưởng này một phần nhằm thuyết phục Na Uy bán khí đốt của mình với giá phải chăng nhưng cũng nhằm kêu gọi các nhà sản xuất Mỹ làm tương tự. Tuy nhiên, Mỹ đang phản ứng với các cáo buộc.

Lý do giá LNG cao

Brian Crabtree, Thư ký Văn phòng Quản lý Năng lượng Hóa thạch và Carbon (FECM) thuộc Bộ Năng lượng Mỹ nói với tờ Financial Times: “Những gì đang diễn ra là các công ty nắm giữ các hợp đồng dài hạn với các nhà sản xuất LNG của Mỹ kiếm được lợi nhuận ở thị trường châu Âu. Đó không phải là công ty LNG của Mỹ, về cơ bản họ là các công ty và thương nhân dầu mỏ quốc tế có trụ sở chính ở châu Âu”.

Thật vậy, các nhà sản xuất LNG không phải lúc nào cũng bán trực tiếp sản phẩm của họ cho người tiêu dùng, ví dụ như đối với một quốc gia ở châu Âu, nhà sản xuất LNG sẽ hợp tác với các công ty chuyên ngành hàng hóa như Vitol và Trafigura, hoặc các tập đoàn lớn như BP và Shell.

Quảng cáo

Ví dụ như Cheniere Energy, nhà sản xuất LNG lớn nhất tại Mỹ. Đầu năm nay, Cheniere Energy đã ký hợp đồng mua bán dài hạn LNG của mình với Chevron. Theo thỏa thuận, Chevron sẽ mua 2 triệu tấn LNG từ Cheniere Energy mỗi năm và sau đó sẽ bán nó với bất kỳ giá nào mà hãng cho là hợp lý.

Cũng trong năm nay, Cheniere đã hoàn tất một hợp đồng mua bán khác với Equinor của Na Uy, với khối lượng hàng năm là 1,75 triệu tấn LNG. 1,75 triệu tấn đó cũng sẽ được bán với giá mà Equinor đặt ra chứ không phải Cheniere.

Nhưng điều này không có nghĩa là các nhà sản xuất LNG không được hưởng lợi từ nhu cầu ngày càng cao đối với LNG từ châu Âu. Và đây chính là lý do mà các nhà sản xuất LNG đã được hưởng lợi, dưới dạng lợi nhuận cao hơn: nhu cầu tăng mạnh, và khi nhu cầu tăng, giá cả cũng tăng theo, đặc biệt trong trường hợp cung không đáp ứng cầu.

Đầu tháng này, Cheniere Energy đã báo cáo doanh thu và lợi nhuận tăng gấp hai lần trong quý 3/2022, nhờ nhu cầu sản phẩm của công ty tăng mạnh hơn. Công ty này cho biết họ đã sẵn sàng ký các hợp đồng cung cấp dài hạn hơn, với cả các doanh nghiệp và chính phủ ở châu Âu, điều này sẽ thúc đẩy việc mở rộng công suất theo kế hoạch của họ.

Trong khi đó, BP đã báo cáo doanh thu tăng mạnh với các đơn vị kinh doanh khí đốt của mình. Tuy nhiên trong trường hợp của Shell, bộ phận kinh doanh khí đốt của công ty này đã ghi nhận khoản lỗ 1 tỷ USD trong quý 3 năm nay do giá khí đốt châu Âu tăng vọt sau khi ngừng xuất khẩu qua Nord Stream 1.

Do đó, những cáo buộc của các nhà lãnh đạo châu Âu không hoàn toàn chính xác, với việc các nhà sản xuất LNG của Mỹ chỉ là điểm đầu tiên trong chuỗi cung ứng, vốn có sự tham gia của những nhà trung gian nằm trong số những doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa lớn nhất trên thế giới.

Ngoài ra, ngay cả trong những thời điểm thuận lợi nhất, về mặt thực tế, LNG của Mỹ vẫn đắt hơn so với khí qua đường ống đến từ Nga.

Lý do cho điều này hoàn toàn là mang tính vật lý. Việc sản xuất LNG là một quá trình phức tạp hơn nhiều so với việc lọc khí tự nhiên và đưa nó xuống đường ống. Bởi vì sản xuất LNG phức tạp hơn, điều đó có nghĩa là nó sẽ đắt hơn.

Sau khi được sản xuất, lượng khí này cần được vận chuyển trên các tàu chở dầu vốn đang thiếu hụt trong năm nay, điều này đã làm tăng giá cước vận tải, làm tăng thêm chi phí vận chuyển sản phẩm cho khách hàng.

Ông Crabtree cho biết Mỹ đã cam kết giúp châu Âu có đủ khí đốt “với mức giá phù hợp với châu lục”. Không có gì ngạc nhiên khi ông này không đi vào chi tiết về cách đạt được mức giá phải chăng, nhưng ông Crabtree cũng đưa ra cảnh báo: “Chúng tôi đặc biệt lo ngại rằng quan điểm trên ở châu Âu đang ám chỉ Mỹ có một số quyền kiểm soát đối với lợi nhuận thu được từ LNG, nhưng chúng tôi không làm như vậy".

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro