Na Uy từ chối giảm giá khí đốt cho các nước châu Âu

Bộ Dầu khí Na Uy sẽ không ép buộc các công ty nước này bán năng lượng theo hợp đồng giá cố định.

Na Uy sẽ không yêu cầu các công ty năng lượng mở bán hợp đồng khí đốt giá cố định dài hạn để giảm bớt chi phí tăng cao cho các khách hàng châu Âu.

Theo hãng Reuters, đây là tuyên bố do Bộ trưởng Dầu khí Na Uy Terje Aasland vừa đưa ra.

Ông đã bác bỏ đề xuất kể trên khi một thành viên quốc hội lên tiếng rằng Na Uy nên thể hiện tình đoàn kết với Liên minh châu Âu (EU) bằng cách yêu cầu các công ty cung cấp dịch vụ khí đốt với giá cố định thấp hơn mức giá thị trường hiện tại.

Quảng cáo

Bộ trưởng Terje Aasland lập luận rằng các nhà cung cấp ở quốc gia này lâu nay vẫn tự do ký kết hợp đồng dài hạn nếu những điều khoản thương mại trong đó phù hợp với cả bên bán và bên mua.

“Tôi không theo đuổi chính sách chỉ định các công ty xăng dầu Na Uy ký hợp đồng vận chuyển khí đốt với giá cố định”, ông Aasland viết trong lá thư gửi quốc hội vào cuối ngày 25/8.

Ông chỉ ra rằng thay vào đó, Na Uy nên tập trung cung cấp nhiều khí đốt nhất có thể để đáp ứng đang nhu cầu tăng cao, cũng như duy trì hình ảnh là một nhà cung cấp đáng tin cậy.

Bộ trưởng Dầu khí Na Uy chỉ ra rằng 20 năm trước, EU đã từ bỏ hình thức ký hợp đồng dài hạn để ủng hộ thị trường giao ngay, và giờ đây hệ thống của Na Uy vẫn trao quyền lựa chọn cho các công ty để ký kết những hợp đồng như vậy, dựa trên lợi ích kinh tế.

Na Uy đã vượt Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của EU sau khi Moskva cắt giảm dòng chảy qua đường ống Nord Stream 1. Quốc gia này sẽ cắt giảm lượng khí đốt xuất khẩu đáng kể vào tháng tới để bảo trì hệ thống.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro