Một số ngân hàng trung ương đang bán vàng khi giá cao kỷ lục

Hoạt động mua của ngân hàng trung ương, nhà đầu tư, nhà kinh doanh bán lẻ và người tiêu dùng đã đẩy giá vàng lên mức cao kỷ lục. Đồng thời cùng lúc, một số ngân hàng trung ương cũng đang tích cực bán vàng.

Một số ngân hàng trung ương đang bán vàng khi giá cao kỷ lục

Các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đã và đang tích cực trữ vàng, đẩy giá kim loại này lên mức cao kỷ lục.

Người tiêu dùng và nhà đầu tư bán lẻ, đặc biệt là ở Trung Quốc, cũng đang mua vàng như một phương tiện lưu trữ giá trị đã được chứng minh qua thời gian trong bối cảnh bất ổn kinh tế vĩ mô và địa chính trị.

Thị trường vàng thế giới đã trở nên vô cùng sôi động trong năm nay với việc giá tăng vượt 1.400 USD/ounce vào trung tuần tháng 4/2024. Chưa dừng lại ở đó, hôm 20/5/2024, giá tiếp tục tăng lên một kỷ lục cao mới, vàng giao ngay đạt 2.449,89 USD/ounce, tăng gần 20% từ đầu năm đến nay.

Các nhà phân tích cho rằng vàng đã rơi vào “tâm bão hoàn hảo” khi bất ổn chính trị ở Trung Đông chưa thấy hồi kết, tình hình lạm phát tại nền kinh tế số 1 thế giới vẫn chưa ổn định trong khi gánh nặng nợ nần có chiều hướng gia tăng, Trung Quốc chính thức có “bước đi lịch sử” nhằm ổn định thị trường bất động sản đang trong khủng hoảng – có thể đẩy nhu cầu tiêu thụ vàng tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới tăng thêm nữa…

Theo dữ liệu của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), năm 2022, nhu cầu vàng toàn cầu đạt 4.741 tấn (bao gồm các giao dịch tại quầy ngoài các sàn giao dịch tập trung, cũng như biến động tồn trữ tại các sàn giao dịch tập trung) - vượt xa con số 3.628 tấn sản lượng khai thác trong năm đó.

Năm 2023, tiêu thụ vàng thế giới tiếp tục tăng lên 4.899 tấn, trong khi sản lượng vàng vẫn chỉ trên 3.000 tấn.

Trong khi nhiều ngân hàng trung ương hiện đang tích trữ vàng, một số ngân hàng trong vài tháng qua đã bán khi giá cao kỷ lục với những mục đích khác nhau.

Ngân hàng trung ương Uzbekistan dẫn đầu danh sách bán vàng

Ngân hàng trung ương Uzbekistan đang là đối tượng bán vàng lớn nhất thế giới lúc này với mục đích tranh thủ kiếm lợi nhuận khi giá cao kỷ lục.

Trong quý đầu tiên của năm nay, Ngân hàng Trung ương Uzbekistan là quốc gia bán ròng vàng nhiều nhất, bán ra 10,9 tấn kim loại quý trong tháng 3/2024 và 11,8 tấn trong tháng 2/2024. Trong khi đó, Thái Lan - quốc gia đã tích lũy vàng trong nhiều năm - cũng đã bán được 9,6 tấn trong tháng 3, theo dữ liệu của WGC.

Quảng cáo

Doanh thu bội thu từ vàng của Uzbekistan trong I/2024 tiếp nối chuỗi đợt bán vàng vào năm ngoái khi nước này là quốc gia bán vàng lớn thứ hai thế giới chỉ sau nước láng giềng Kazakhstan, quốc gia đang bán vàng để tái cân bằng nguồn dự trữ của mình.

Uzbekistan cũng cho biết năm ngoái họ đã tái cân bằng dự trữ bằng cách cắt giảm tỷ trọng vàng. Năm 2022, Uzbekistan đã mua rất nhiều vàng như một tài sản an toàn trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Theo dữ liệu của WGC, lượng vàng dự trữ của nước này chiếm gần 3/4 lượng dự trữ tính đến tháng 3/2024.

Uzbekistan có lợi thế tự nhiên để trở thành người bán vàng vì họ cũng là nước sản xuất vàng lớn. Vì vậy, “sự dao động giữa mua và bán mà chúng ta thấy trong những năm gần đây không hoàn toàn đáng ngạc nhiên”, WGC viết trong báo cáo của mình, đề cập đến hoạt động của cả ngân hàng trung ương Uzbekistan và Kazakhstan trong năm ngoái.

Vào năm 2022, Uzbekistan đã sản xuất được 110,8 tấn vàng, trở thành quốc gia sản xuất vàng đứng thứ 10 trên thế giới, theo WGC. Theo cơ quan truyền thông Kun.uz của nước này, quốc gia Trung Á này đã xuất khẩu 8,2 tỷ USD vàng trong năm 2024.

202405250858281-8842.gif

Khai thác vàng ở Uzbekistan vào tháng 3 năm 2024.

Cơn sốt vàng ở Uzbekistan

Đây là một vận may lớn cho nền kinh tế Uzbekistan, quốc gia có thâm hụt thương mại cao kỷ lục - 13,7 tỷ USD trong năm 2023. Đồng nội tệ của nước này, đồng som Uzbekistan, cũng đang chịu áp lực và suy giảm kéo dài trong nhiều năm. Som đã giảm 10% so với đồng đô la Mỹ chỉ trong 12 tháng qua.

Theo báo cáo của AFP ra tháng 3/2024, có thể còn rất nhiều vàng được tìm thấy ở Uzbekistan vì phần lớn đất đai của nước này vẫn chưa được thăm dò vàng.

Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev đã ra lệnh tăng sản lượng vàng thêm 50% vào năm 2030. Cơn sốt vàng đang tạo ra việc làm ở nước này. Nước này đã hợp pháp hóa hoạt động đào vàng tư nhân từ năm 2019 và bất kỳ số vàng nào tìm thấy đều phải được giao dịch thông qua ngân hàng trung ương.

Uzbekistan đã xuất khẩu số vàng trị giá 2,66 tỷ USD trong quý đầu tiên năm nay, chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, theo Kun.uz, trích dẫn số liệu chính thức.

Tham khảo: Businessinsider

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Dòng vốn đầu tư chuyển hướng tác động mạnh tới chứng khoán châu Á

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 11/4 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thừa nhận rằng chiến lược thuế quan toàn cầu có thể gây ra những tác động ngoài dự kiến.

Chứng khoán châu Á ổn định trở lại sau cú sốc thuế quan Chứng khoán châu Á xanh mướt sau tin nóng, Nikkei nhảy vọt hơn 8%

Gần 190 doanh nghiệp Mỹ nộp đơn xin phá sản trong quý 1 năm 2025

Một số doanh nghiệp lớn của Mỹ tuyên bố phá sản trong tháng Ba gồm nhà bán lẻ Forever 21, công ty viễn thông Mitel Networks và hãng sản xuất phim Village Roadshow Entertainment Group.

Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ Tài sản Mỹ liên tục bị bán tháo, đồng USD chạm đáy 10 năm so với đồng franc Thụy Sĩ

Sau “cú phanh” thuế quan của Tổng thống Mỹ: Ai là mục tiêu kế tiếp?

Trong những ngày gần đây, kinh tế thế giới đã trải qua nhiều biến động sau những thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã quyết định tạm dừng việc áp dụng thuế quan mới trong 90 ngày.

Các siêu thị châu Á tại Mỹ lao đao trước "bão" thuế quan Phố Wall lao dốc do lo ngại tác động của cuộc chiến thuế quan

Trung Quốc hạ tỷ giá tham chiếu ngày thứ 6 liên tiếp, đồng Nhân dân tệ giảm xuống mức thấp nhất gần 2 thập kỷ

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) tiếp tục hạ tỷ giá tham chiếu của đồng Nhân dân tệ so với USD. Động thái này được đưa ra sau khi Washington tuyên bố áp thuế 125% với hàng hoá của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Đồng NDT tăng lên mức cao nhất trong gần 16 tháng Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025

Tổng thống Mỹ cảnh báo sẽ áp thuế 200% đối với rượu của Pháp và EU

Ngày 13/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ áp thuế 200% với rượu vang, sâm panh và rượu khác nhập khẩu từ Pháp và các nước EU, nếu như khối này không dỡ bỏ mức thuế đánh vào rượu whisky của Mỹ.

Rượu, bia có thể chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt lên tới 100% Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu: "Không thể cứ tăng thuế thì nâng giá bán"

Chờ đợi thêm tín hiệu, các thị trường châu Á biến động “cầm chừng”

Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ báo cáo về Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 12 của Mỹ, dự kiến công bố ngày 31/1, để đánh giá xu hướng lạm phát.

Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12 Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm theo đà của Phố Wall