Một loạt mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều top đầu thế giới đang tăng giá mạnh, chuyện gì xảy ra?

3 loại nông sản quan trọng đều đồng loạt tăng giá mạnh trong thời gian gần đây.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Các nhà phân tích cho biết giá ngô kỳ hạn tại Mỹ đã tăng lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 1 và đậu nành đạt mức cao nhất trong vòng 1 tháng trở lại đây do lũ lụt làm gián đoạn vụ thu hoạch tại Brazil – nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Tại Arghentina – một trong những "thủ phủ" ngô của thế giới, tình trạng dịch bệnh trên cây trồng cũng đang ăn mòn vụ ngô tại quốc gia này.

Chưa dừng lại đó, giá lúa mì kỳ hạn cũng đã đạt mức cao nhất trong tuần do lo ngại về thời tiết khô hạn ở Nga, nhà cung cấp lúa mì lớn nhất thế giới.

Tại Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT), giá ngô kỳ hạn tháng 7 đã tăng lên 1/2 cent ở mức 4,6 USD mỗi giạ, mức cao nhất trong hợp đồng kể từ ngày 26 tháng 1. Doanh số bán ngô của nông dân Mỹ tăng bắt đầu từ ngày 3/5, các nhà môi giới cho biết.

Giá đậu nành kỳ hạn tháng 7 tăng 16 xu vào ngày 4/5 ở mức 12,15 USD/bushel và lúa mì tháng 7 tăng 18 cent.

Quảng cáo

Giá ngô và đậu tương cũng chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt ở Rio Grande do Sul của Brazil, nơi vụ thu hoạch đang ở giai đoạn cuối. Đây là bang sản xuất đậu nành lớn thứ hai và sản xuất ngô lớn thứ sáu tại Brazil.

Tại Argentina, bệnh còi cọc ở ngô lây lan do côn trùng cắt lá và thời tiết bất lợi đã khiến sàn giao dịch ngũ cốc Buenos Aires cắt giảm ước tính sản lượng ngô niên vụ 2023/24 của Argentina từ 3 triệu tấn xuống còn 46,5 tấn. Các vấn đề về lao động cũng đã góp phần khiến giá ngô tăng cao khi người lao động tại các cảng ngũ cốc đang đình công.

Đối với lúa mì, công ty tư vấn nông nghiệp IKAR của Nga đã cắt giảm dự báo sản lượng lúa mì của nước này từ 93 triệu tấn xuống 91 triệu tấn và xuất khẩu lúa mì của nước này xuống 50,5 triệu tấn từ 52 triệu tấn.

Ngô, đậu nành và lúa mì đều là những mặt hàng Việt Nam chi lớn để nhập khẩu, mỗi năm nước ta đều chi hàng tỷ USD cho các loại nông sản này do đây là nguyên liệu quan trọng để sản xuất thức ăn chăn nuôi, thực phẩm, bánh kẹo,…Kể từ đầu năm đến nay, kim ngạch nhập khẩu lúa mì, ngô và đậu tương lần lượt là 421 triệu USD, 702 triệu USD và 296 triệu USD. Theo Statista, Việt Nam thuộc một trong số 30 quốc gia trồng ngô lớn nhất trên thế giới nhưng đồng thời cũng nằm trong nhóm các quốc gia nhập khẩu ngô nhiều nhất thế giới đứng sau Trung Quốc, châu Âu, Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ai Cập.

Đối với đậu tương, nước ta nhập khẩu khô đậu tương lớn thứ 3 và nhập khẩu đậu tương đứng thứ 9 trên thế giới. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, nước ta đã nhập khẩu 1,86 triệu tấn đậu tương trong năm 2023, tăng 1,1% so với năm 2022.

Trong ngành thức ăn chăn nuôi, tổng nhu cầu thức ăn (ngô, khô đậu tương, cám, bột cá...) cho toàn ngành chăn nuôi Việt Nam khoảng 33 triệu tấn/năm. Hiện nay, nước ta đã có nhà máy sản xuất được khô dầu đậu tương. Tuy nhiên, sản lượng trong nước chỉ đạt khoảng 13 triệu tấn/năm, tương đương với 35% nhu cầu. Phần còn lại phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.

Theo CNBC.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Lượng khách của ngành hàng không Hàn Quốc đạt mức cao kỷ lục

10 hãng hàng không Hàn Quốc bao gồm hai hãng hàng không cung cấp dịch vụ đầy đủ là Korean Air, Asiana Airlines và tám hãng hàng không giá rẻ như Jeju Air, Jin Air, T'way Air, Air Busan và Air Seoul.

Các hãng hàng không lãi "khủng" quý I/2024 có phải do giá vé tăng cao? Thiếu hụt máy bay, các hãng hàng không trả chi phí “khủng” để đi thuê

Sẽ có thêm hàng chục nghìn tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Nhằm tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đang trình các cấp có thẩm quyền ban hành một số chính sách tài khóa trong thời gian tới, với số tiền đề xuất hỗ trợ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.

Có hiện tượng các doanh nghiệp thuê người xếp hàng mua vàng "bình ổn" VietinBank ưu đãi phí tài trợ thương mại cho doanh nghiệp SME

Trung Quốc tối ưu hoá các chính sách để thúc đẩy du lịch

Theo Cục Quản lý Di dân Quốc gia Trung Quốc, trong 6 tháng đầu năm 2024, có 14,635 triệu người nước ngoài đã nhập cảnh vào nước này tại các cửa khẩu trên cả nước, tăng 152,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

HSBC: Khách du lịch Trung Quốc quay lại Việt Nam có thể lên tới 80% Mất nhiều năm để du lịch Trung Quốc ra nước ngoài trở lại như trước đại dịch

Lợi nhuận của ngành hàng không Mỹ giảm dù lượng hành khách cao kỷ lục

Theo dự báo, một lượng kỷ lục hành khách đi máy bay tại Mỹ trong tuần nghỉ lễ này. Tuy nhiên, các hãng hàng không lại đang đối mặt với nhiều vấn đề, như chi phí, lương và lãi suất tăng.

Hàng không Mỹ và châu Âu trước những cơ hội khi Trung Quốc mở cửa Ngành hàng không Mỹ dự báo nhu cầu cao nhưng chi phí lớn vào năm 2023

Các thị trường châu Á đồng loạt đi lên sau bình luận của Chủ tịch Fed

Những bình luận mới đây của Chủ tịch Fed Jerome Powell đã làm dấy lên kỳ vọng về khả năng Fed hạ lãi suất trong năm nay, từ đó thúc đẩy các thị trường châu Á đồng loạt đi lên trong phiên chiều 3/7.

Dầu của Nga gặp đối thủ mạnh trên thị trường châu Á Bùng nổ nhu cầu máy bơm nhiệt tại thị trường châu Âu

Thị trường hàng hóa châu Á: Chỉ số Nikkei lần đầu tiên vượt mốc 40.000 điểm

Thị trường hiện đang hướng sự chú ý đến chính sách tiền tệ của Mỹ vào cuối ngày hôm nay, khi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell phát biểu tại một sự kiện ở Sintra, Bồ Đào Nha.

Chứng khoán thế giới tích cực, thị trường Việt Nam vẫn có một tuần buồn Chứng khoán Nhật Bản sẽ giảm nhiệt trong nửa cuối năm 2024

Thị trường châu Á chiều 1/7: Giá vàng ổn định, giá dầu tăng

Giá dầu tăng trong phiên giao dịch chiều ngày 1/7. Nâng đỡ tâm lý thị trường là những dự báo về khả năng thiếu hụt nguồn cung khi sức tiêu thụ nhiên liệu tăng vào mùa Hè.

Cạnh tranh gay gắt với Ecuador và Ấn Độ, dự báo xuất khẩu tôm "gặp khó" tại thị trường Trung Quốc Thị trường còn "hời hợt" trước thông tin hỗ trợ

Cạnh tranh gay gắt với Ecuador và Ấn Độ, dự báo xuất khẩu tôm "gặp khó" tại thị trường Trung Quốc

Nửa đầu năm, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng trưởng gần 19%, chiếm tỷ lệ trên 20%, đưa thị trường này vươn lên vị trí số 1 của tôm Việt Nam. Song, phải cạnh tranh gay gắt với tôm Ecuador và Ấn Độ, dự báo quý III năm nay xuất khẩu tôm Việt Nam vào Trung Quốc sẽ không tăng thậm chí giảm.

Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản: Đồng yên yếu làm giảm sức mua Xuất khẩu tôm Việt Nam qua thị trường Trung Quốc và Mỹ tăng trưởng mạnh

Indonesia hướng tới mục tiêu 8 tỷ USD xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc

Indonesia, một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu sầu riêng hàng đầu thế giới, đã đặt mục tiêu đạt 8 tỷ USD xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc.

Giá sầu riêng cắm đầu giảm 50%, nắm hơn 1.200 ha trồng sầu, bầu Đức ra sao? Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả