Giá dầu trung bình năm nay ra sao? World Bank tung dự báo khiến nhiều quốc gia nhập khẩu thở phào

Nếu dự báo của WB trở thành hiện thức, các nước nhập khẩu dầu mỏ sẽ vui mừng thở phào.

Giá dầu trung bình năm nay ra sao? World Bank tung dự báo khiến nhiều quốc gia nhập khẩu thở phào

Giá dầu thô Brent dự kiến sẽ ở mức trung bình 84 USD/thùng trong năm 2024, trước khi giảm xuống trung bình 79 USD/thùng năm 2025 trong trường hợp không có gián đoạn nguồn cung nào liên quan đến các cuộc xung đột, theo nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB).

Theo WB, chỉ số giá năng lượng năm 2024 dự kiến sẽ giảm 3% so với cùng kỳ năm trước và giảm thêm 4% vào năm 2025. Điều này có nghĩa là nếu dự báo này trở thành hiện thực, các quốc gia nhập khẩu ròng dầu mỏ sẽ không gặp nhiều rắc rối liên quan đến giá dầu tăng cao như hồi giữa năm 2022.

Giá dầu thô Brent đã tăng lên 91 USD/thùng vào đầu tháng 4/2024 - cao hơn gần 34 USD/thùng so với mức trung bình giai đoạn 2015-2019. Sau đó, giá giảm dần, hiện đang ở mức gần 84 USD/thùng.

202404290216221-2632.gif
Giá dầu Brent.

Từ giữa năm 2022 đến giữa năm 2023, giá hàng hóa trên toàn cầu đã giảm mạnh gần 40%, góp phần quan trọng làm cho lạm phát trên toàn cầu giảm khoảng 2 điểm phần trăm trong khoảng thời gian đó.

Quảng cáo

Tuy nhiên, kể từ giữa năm 2023, chỉ số giá hàng hóa của WB về cơ bản không thay đổi. Điều đó chỉ ra rằng tốc độ giảm giá hàng hóa sẽ không làm giảm được lạm phát về đến mục tiêu của hầu hết các ngân hàng trung ương.

Trong khi đó, giá hàng hóa hiện nay vẫn cao hơn khoảng 38% so với mức trung bình trong 5 năm trước đại dịch COVID-19. Do đó, một số chuyên gia nói rằng cuộc chiến chống lạm phát trên toàn cầu đang “thất bại”.

Tiến sĩ Indermit Gill, Chuyên gia kinh tế trưởng và Phó Chủ tịch cấp cao của WB giải thích: “Một động lực chủ yếu để giảm lạm phát – giá hàng hóa giảm – về cơ bản đã va vào tường. Điều đó có nghĩa là lãi suất có thể vẫn giữ ở mức hiện tại - cao hơn dự kiến - trong năm nay và năm tới. Thế giới đang ở thời điểm dễ bị tổn thương, một cú sốc năng lượng lớn có thể làm suy yếu phần lớn những thành quả có được trong cuộc chiến chống giảm lạm phát của hai năm qua,” ông nói.

Tương tự, WB tuyên bố rằng sự gián đoạn nguồn cung ở mức độ vừa phải liên quan đến xung đột có thể nâng giá Brent trung bình trong năm nay lên 92 USD/thùng; nhấn mạnh rằng sự gián đoạn nghiêm trọng hơn có thể khiến giá dầu vượt 100 USD/thùng, làm tăng lạm phát toàn cầu vào năm 2024 thêm gần 1 điểm phần trăm.

Tiến sĩ Ayhan Kose, chuyên gia kinh tế phụ trách bộ phận Triển vọng của WB, cho biết: “Sự khác biệt đáng chú ý đang xuất hiện giữa tăng trưởng toàn cầu và giá hàng hóa, đó là: mặc dù tăng trưởng toàn cầu tương đối yếu hơn nhưng giá hàng hóa rất có thể sẽ vẫn cao hơn trong giai đoạn 2024-25 so với nửa thập kỷ trước đại dịch COVID-19”.

Ông cho biết thêm: “Một yếu tố quan trọng đằng sau sự khác biệt này liên quan đến căng thẳng địa chính trị gia tăng đang gây áp lực tăng giá của các mặt hàng chính và gây ra rủi ro biến động giá mạnh. Các ngân hàng trung ương phải luôn cảnh giác về tác động của việc giá hàng hóa tăng vọt đối với lạm phát trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng.”

Ngân hàng Thế giới cũng tuyên bố rằng giá vàng trung bình – mặt hàng lựa chọn phổ biến của các nhà đầu tư, những người đang tìm kiếm "nơi trú ẩn an toàn" - dự kiến sẽ đạt kỷ lục vào năm 2024 trước khi giảm nhẹ vào năm 2025. Vàng giữ một vị trí đặc biệt trong số các tài sản, thường tăng giá. trong thời kỳ bất ổn về chính sách và địa chính trị, bao gồm cả xung đột. Nhu cầu mạnh mẽ từ một số ngân hàng trung ương của các nước đang phát triển, cùng với những thách thức địa chính trị gia tăng, dự kiến sẽ thúc đẩy giá vàng trong suốt năm 2024.

Tham khảo: Monitor

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới

Giá dầu thô ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần ba tháng. Diễn biến đồng pha, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, nổi bật vẫn là ca cao với 11%.

Giá dầu thô giảm hai tháng liên tiếp Bất chấp lệnh trừng phạt, Nga vẫn chuyển hơn 2 tỷ USD dầu thô tới các nước G7+ qua "tuyến đường tắt" duy nhất còn lại

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên