Mô hình CCP sẽ giúp rủi ro không bị đẩy về phía các công ty chứng khoán

Giải pháp toàn diện và triệt để giúp gỡ nút thắt Pre-funding là mô hình CCP đã được Quốc hội thông qua trong Luật Chứng khoán mới.

Mô hình CCP sẽ giúp rủi ro không bị đẩy về phía các công ty chứng khoán

Quốc hội thông qua mô hình CCP

Trong Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Luật Chứng khoán mới đã được biểu quyết thông qua sửa đổi, bổ sung vào ngày 29/11/2024. Đáng chú ý, mô hình đối tác thanh toán trung tâm (CCP) đã được phép triển khai với việc chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch trên cả thị trường chứng khoán cơ sở và thị trường chứng khoán phái sinh.

Thực tế, mô hình CCP mới chỉ được áp dụng trên thị trường chứng khoán phái sinh nên việc quy định mới sẽ đem lại thay đổi lớn cho thị trường chứng khoán cơ sở giúp giải quyết triệt để nút thắt Pre-funding.

Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) trước đó đã ban hành Thông tư 68 bổ sung quy định nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức không bị yêu cầu có đủ tiền khi giao dịch mua cổ phiếu. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ được xem là "tạm thời" từ cơ quan quản lý bởi rủi ro tín nhiệm của các tổ chức sẽ bị đẩy về phía các CTCK.

Trong khi đó, mô hình CCP hướng đến một chủ thể duy nhất đứng giữa các bên giao dịch, trở thành người bán của tất cả các người mua và người mua của tất cả các người bán. CCP có trách nhiệm quản lý và giảm thiểu rủi ro chất lượng tín dụng của các đối tác trong giao dịch song phương.

Mô hình CCP giúp giải quyết triệt để nút thắt Pre-funding

Với việc thông qua CCP và Thông tư 68, cơ quan quản lý đã cho thấy nỗ lực cùng lúc giải quyết nút thắt Pre-funding trong cả ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, giới đầu tư trông đợi nhiều hơn vào việc áp dụng CCP bởi đây vẫn là giải pháp có tính triệt để và toàn diện hơn.

CCP có thể định nghĩa là một chủ thể đứng giữa các bên giao dịch trở thành người bán của tất cả các người mua và người mua của tất cả các người bán. Với vai trò người bán của tất cả các người mua và người mua của tất cả các người bán, CCP xen vào giao dịch giữa các bên thông qua cơ chế thế vị.

Thế vị tham chiếu tới một hành động pháp lý về thay thế hợp đồng gốc giữa người mua và người bán bằng một hợp đồng mới giữa người mua và CCP, và một hợp đồng mới khác giữa người bán và CCP. Với cơ chế này, mô hình CCP đảm bảo việc thanh toán giao dịch ngay cả trong trường hợp một bên trong giao dịch ban đầu (giao dịch gốc) không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán của nó.

Quảng cáo
Mô hình CCP sẽ giúp rủi ro không bị đẩy về phía các công ty chứng khoán
Mô hình CCP đã được áp dụng trên thị trường chứng khoán phái sinh

CCP có thể được tổ chức dưới các hình thức như: công ty do người sử dụng sở hữu; do Trung tâm Lưu ký hoặc Sở giao dịch sở hữu; do Chính phủ sở hữu; hoặc do Sở giao dịch và Ngân hàng TW đồng sở hữu, tùy đặc điểm của từng nước.

CCP được yêu cầu có tiềm lực tài chính dồi dào để đảm bảo ứng phó được với những tình huống xấu khi thành viên mất khả năng thanh toán. Tại một số nước, yêu cầu về vốn đối với Options Clearing Corporation (Mỹ) là 45 – 50 triệu USD, LCH Clearnet (Anh) là 135 triệu Euro, còn Eurex Clearing AG (Đức) là 97 triệu Euro.

Về chức năng, CCP thực hiện bảo lãnh thanh toán, bù trừ ròng các nghĩa vụ thanh toán. Trong đó, nghĩa vụ bảo lãnh thanh toán kết hợp với thế vị tạo nên lợi thế và sự khác biệt đáng kể của CCP trong bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng khoán.

Cơ chế thế vị cho phép CCP đồng thời có thể bù trừ ròng các vị thế cho nhiều đối tác, theo đó, CCP sẽ giảm thiểu được đáng kể số lượng các giao dịch cần phải bù trừ thanh toán cũng như các chi phí phát sinh so với mô hình bù trừ chứng khoán song phương và mô hình bù trừ qua trung tâm thanh toán bù trừ. Nhờ đó, CCP cũng giảm thiểu được đáng kể các rủi ro đối tác thanh toán cho các thành viên của mình.

Cùng với đó, CCP cung cấp việc quản lý rủi ro tới cả hai phía giao dịch. Vì rủi ro chính của CCP xuất phát từ chất lượng tín dụng của các đối tác của mình, CCP có trách nhiệm quản lý và giảm thiểu rủi ro mà các đối tác đảm nhận trong giao dịch song phương trước đó.

Thứ nhất, CCP áp đặt tiêu chuẩn nhằm đảm bảo rằng CCP chỉ giao dịch với những đối tác có khả năng tín dụng tốt.

Thứ hai, CCP thực thi các yêu cầu thế chấp chặt chẽ, đồng bộ lên các giao dịch. Trong tình huống các đối tác của CCP bị mất khả năng thanh toán, CCP có sẵn các cơ chế để xử lý tổn thất do việc mất khả năng thanh toán của thành viên của CCP gây ra.

Tại Việt Nam, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đảm nhận chức năng CCP cho thị trường chứng khoán phái sinh.

Tuy nhiên, để hình thành CCP trên nền tảng hệ thống bù trừ thanh toán hiện hành, cần phải chuẩn bị đầy đủ về hành lang pháp lý, nguồn vốn, hạ tầng cơ sở- đặc biệt là hệ thống công nghệ thông tin, nguồn nhân lực..vv... Trong đó, Luật Chứng khoán vừa được Quốc hội sửa đổi là nền tảng pháp lý quan trọng để đưa mô hình vào vận hành.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Kịch bản cho VN-Index năm 2025?

ABS Research đưa ra hai kịch bản thị trường chứng khoán năm 2025. Trong đó, kịch bản tích cực VN-Index có thể đạt tới ngưỡng 1.408 – 1.435 điểm, còn với kịch bản tiêu cực, các mốc xác định rủi ro là 1.198 và 1.030 điểm.

Bán ròng kỷ lục năm 2024, khối ngoại liệu có quay lại mua ròng năm 2025? Cổ phiếu nào sẽ đón đầu dòng vốn ngoại khi thị trường được nâng hạng?

Cổ phiếu nào sẽ đón đầu dòng vốn ngoại khi thị trường được nâng hạng?

Chuyên gia KBSV kỳ vọng thị trường Việt Nam sẽ được quyết định nâng hạng vào tháng 9/2025. Sau khi nâng hạng, Việt Nam có thể đón nhận khoảng 136.000 tỷ đồng vốn ngoại.

Lo lắng về tỷ giá, thị trường chứng khoán đánh mất xu hướng tăng dài hạn Nhiều công ty chứng khoán "việt vị" với dự báo VN-Index trong năm 2024

Bán ròng kỷ lục năm 2024, khối ngoại liệu có quay lại mua ròng năm 2025?

Năm 2024, khối ngoại bán ròng gần 94.450 tỷ đồng trên toàn thị trường, tương ứng khoảng 3,7 tỷ USD. Kỳ vọng thị trường được nâng hạng năm 2025, một số dự báo cho rằng khối ngoại sẽ quay trở lại mua ròng.

Lo lắng về tỷ giá, thị trường chứng khoán đánh mất xu hướng tăng dài hạn Điều gì khiến chứng khoán Việt Nam "đánh rơi" 15 điểm trong phiên cuối tuần?

Điều gì khiến chứng khoán Việt Nam "đánh rơi" 15 điểm trong phiên cuối tuần?

VN-Index đóng cửa phiên 3/1 với mức điểm thấp nhất phiên tại 1.254 điểm, tương đương giảm 15 điểm (-1,19%), sắc đỏ bao trùm thị trường với gần 600 mã giảm áp đảo hoàn toàn so với mã tăng giá.

Cổ phiếu của "đại gia" vừa nhảy vào cuộc đua làm trạm sạc xe điện được dự báo có thể rời rổ VN30 trong kỳ review tháng 1 Đồng VND có thể mất 3%, lãi suất huy động đi ngang năm 2025