Lý do Washington và Bắc Kinh nỗ lực nối lại đối thoại về kinh tế

Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo có thể sẽ có sự chia rẽ của kinh tế thế giới thành hai khối làm chững lại kinh tế toàn cầu.

Washington và Bắc Kinh nối lại đối thoại về kinh tế. Phép thử hiện nay chính là liệu họ có cùng nhau thiết lập được một “trật tự mới” để tránh gây xáo trộn kinh tế toàn cầu, hoặc lại trở lại vòng xoáy căng thẳng cũ, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đến Trung Quốc từ ngày thứ Năm đến ngày Chủ Nhật tuần này để có cuộc gặp với các quan chức cấp cao trong chính phủ Trung Quốc.

Chuyến thăm này của bà diễn ra trong bối cảnh căng thẳng liên quan đến vấn đề thương mại, công nghệ và Đài Loan khiến cho hai nước phải có những cuộc đối thoại về quan hệ thương mại và đầu tư đã tồn tại suốt nhiều thập kỷ qua.

Bà Yellen đang hy vọng củng cố hơn nữa các mối quan hệ này còn phía Trung Quốc cũng đang muốn giảm thiểu ảnh hưởng từ việc kinh tế nội địa tăng trưởng chậm lại thông qua việc mở cửa hơn nữa với doanh nghiệp phương Tây.

Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo có thể sẽ có sự chia rẽ của kinh tế thế giới thành hai khối làm chững lại kinh tế toàn cầu. Nếu căng thẳng Mỹ - Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn, giới chức Mỹ lo ngại Trung Quốc sẽ có thể cắt nguồn tiếp cận của doanh nghiệp với nhiều loại kim loại quý hoặc chất hiếm cần thiết để sản xuất thiết bị chạy điện.

Quảng cáo

Tại Bắc Kinh, giới chức Mỹ đang chỉ trích các biện pháp kiểm soát công nghệ của Mỹ rằng phía Mỹ đang cản trở quá trình phát triển kinh tế của Trung Quốc.

“Tôi nghĩ rủi ro với kinh tế và an ninh toàn cầu nằm chính ở việc quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc căng thẳng mạnh hơn. Chúng ta cần phải ổn định quan hệ của chúng ta. Chúng ta cần những kênh đối thoại”, bà Yellen nhấn mạnh trong một tuyên bố.

Chuyến thăm của bà Yellen sẽ là nỗ lực mới nhất của các nước trong việc ngăn quan hệ kinh tế, chính trị đi xuống sâu hơn. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 6/2023 sau nhiều tháng trì hoãn. Tuy nhiên, bình luận của Tổng thống Mỹ Joe Biden trong một bài phát biểu công khai gần đây đã khiến cho quan hệ hai bên trở nên căng thẳng.

Trong những tuần gần đây, Bắc Kinh đã đẩy cao áp lực lên các doanh nghiệp ngoại, tăng cường quy định kiểm soát đồng thời cấm một số doanh nghiệp mua sản phẩm của Micron Technology, hãng sản xuất chip lớn nhất tại Mỹ. Tháng 1/2023, Trung Quốc công bố kế hoạch đưa công nghệ pin năng lượng mặt trời vào danh sách hạn chế xuất khẩu, động thái có thể gây tổn hại đến Mỹ trong việc xây dựng nguồn cung sản phẩm năng lượng mặt trời.

Những căng thẳng mới nhất đã bắt đầu định hình lại quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc. Dù rằng tổng kim ngạch thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc lập kỷ lục 690 tỷ USD trong năm ngoái, tỷ lệ nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc đã giảm. Đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc đã không ngừng giảm tính từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, theo tính toán của IMF. Đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc đã giảm kể từ khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang, theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF).

Các quy định mới nhắm đến hạn chế đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc đã khiến cho một số quỹ đầu tư và nhà đầu tư tổ chức trì hoãn các giao dịch ở đây, theo nhiều nguồn tin.

Các quan chức Bộ Tài chính Mỹ, cũng như các đối tác Trung Quốc, đang nỗ lực “làm ấm” quan hệ Mỹ - Trung Quốc. Trong cuộc họp giữa bà Yellen và ông Lưu Hạc vào tháng 2/2023 mới đây, hai bên đã cố gắng tránh những vấn đề gây tranh cãi ví như thương mại. Bà Yellen và ông Lưu thay vào đó nói chuyện riêng để bàn về những vấn đề này.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?