Lý do thương mại toàn cầu có thể “hạ cánh cứng” trong những tháng tới

Trung Quốc, nước xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất thế giới, trong tuần này công bố thương mại suy giảm mạnh nhất tính từ khi đại dịch COVID-19 căng thẳng vào tháng 2/2020.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Khi mà các chuyên gia kinh tế đang đánh giá về rủi ro suy thoái tại nhiền nền kinh tế lớn của thế, nhiều dữ liệu gần đây cho thấy khả năng kinh tế suy giảm hiện đã rõ ràng nếu nhìn từ góc độ thương mại toàn cầu, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.

Trung Quốc, nước xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất thế giới, trong tuần này công bố thương mại suy giảm mạnh nhất tính từ khi đại dịch COVID-19 căng thẳng vào tháng 2/2020. Đức, cường quốc thương mại lớn thứ 3 thế giới, công bố xuất khẩu trong tháng gần nhất hạ sâu nhất tính từ đầu năm 2021.

Xuất khẩu của Mỹ đồng thời giảm trong khoảng thời gian từ đầu năm 2023 đến hết tháng 6/2023. Tuy nhiên, kinh tế Mỹ hiện đang hưởng lợi từ yếu tố khác, điều mà nhiều nền kinh tế lớn khác không có, đó chính là nhu cầu nội địa tăng trưởng tốt.

Không phải chỉ riêng Mỹ mà nhiều nền kinh tế cũng đang hưởng lợi từ tăng trưởng nhu cầu nội địa. Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, cũng đã ghi nhận tăng trưởng kinh tế cao trong quý gần nhất bất chấp việc xuất khẩu suy giảm mạnh.

Giá của nhiều loại sản phẩm xuất khẩu của Indonesia bao gồm dầu cọ, than đá và thép giảm sâu. Kinh tế Ấn Độ trong khi đó cũng được kỳ vọng đã tăng trưởng, đầu tư phát triển mạnh.

Đối với những nước hưởng lợi tăng trưởng việc làm và thu nhập cao, nỗi sợ về khả năng kinh tế “hạ cánh cứng” dường như được cho là thái quá. Thế nhưng cho đến khi chu kỳ sản xuất của toàn cầu có sự điều chỉnh lại, nhóm các nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu khó khăn chắc chắn sẽ vẫn gây ảnh hưởng lên tăng trưởng toàn cầu.

“Sự khác biệt về ngành và khu vực đang ngày một lớn hơn”, chuyên gia kinh tế tại JP Morgan Chase – ông Joseph Lupton và Bruce Kasman nhấn mạnh trong nghiên cứu công bố vào tuần này.

Tại Trung Quốc, việc xuất khẩu suy giảm không khỏi khiến cho kinh tế và niềm tin người tiêu dùng chịu ảnh hưởng. Niềm tin người tiêu dùng thấp và sự suy giảm trên thị trường bất động sản tác động đến sự phục hồi tính từ sau các đợt phong tỏa vì đại dịch COVID-19.

Sự suy yếu của xuất khẩu Đức đã khiến cho sản xuất công nghiệp nước này suy giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng, chính vì vậy quá trình phục hồi của kinh tế Đức dường như đang chững hơn.

Chuyên gia Lupton và Kasman của JP Morgan Chase lo ngại về khả năng sự suy yếu kinh tế tại châu Âu và Trung Quốc có thể lan sang Mỹ cũng như phần còn lại của thế giới.

Các con số thương mại toàn cầu gần đây cho thấy sự dịch chuyển rõ ràng của dòng chảy thương mại toàn cầu trong bối cảnh chính phủ Tổng thống Mỹ Joe Biden đang nỗ lực giảm phụ thuộc vào Trung Quốc và Nga.

Mexico hiện đã giành lại vị thế nước xuất khẩu hàng hóa số 1 vào Mỹ, Trung Quốc xuống vị trí thứ 3 sau Canada. Số liệu thương mại của Trung Quốc cho thấy xuất khẩu hàng hóa của nước này sang Mỹ giảm 23,1% trong tháng 7/2023. Xuất khẩu của Trung Quốc sang các thị trường bao gồm Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Liên minh châu Âu (EU), Australia đều giảm hai chữ số. Tuy nhiên, xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga tăng 73% trong năm nay.

Tỷ trọng của Trung Quốc trong tổng xuất khẩu của Đức trong nửa đầu năm nay cũng giảm xuống còn 6% từ mức 8% vào năm 2020, theo thống kê của Kiel Trade Indicator.

Nhiều người châu Âu đang thể hiện quan điểm lo lắng về khả năng thương mại giữa Trung Quốc và châu Âu không cân bằng, xuất khẩu các phương tiện chạy điện của Trung Quốc sang châu Âu tăng vọt. Bắc Kinh sau đó đã phản bác rằng sự thiếu cân bằng này có nguyên nhân trực tiếp từ chính các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của châu Âu.

Một trong những doanh nghiệp vận tải lớn nhất thế giới có tên A.P. Moller-Maersk A/S vào tuần trước công bố thương mại vận tải hàng hóa công ten nơ toàn cầu nhiều khả năng sẽ giảm đến 4% trong năm nay, mức hạ sâu hơn cả con số suy giảm 2,5% theo tính toán trước đây.

CEO tại công ty vận tải Maersk, ông Vincent Clerc, nhận xét: “Hiện có quá nhiều biến số đang diễn ra, từ các đợt nâng lãi suất cho đến rủi ro suy thoái kinh tế”.

Còn theo chuyên gia tại ngân hàng HSBC Holdings, ông Maitreyi Das, lãi suất cao và lạm phát vững vàng ảnh hưởng đến thu nhập thực tế của người lao động, đặc biệt tại nhóm các thị trường phát triển, vì vậy làm suy giảm nhu cầu hàng hóa.

Trong tuần này, nhóm chuyên gia nghiên cứu tại Oxford Economics nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu nhiều khả năng sẽ ở mức thấp trong vài quý tới.

Theo Lao động & Công đoàn

Đọc tiếp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE