Lý do nhà đầu tư luôn nên giữ vàng trong danh mục

Các chuyên gia quản lý quỹ tin rằng rủi ro vĩ mô vẫn còn tồn tại trong môi trường lạm phát cao và hoạt động kinh tế chững lại.

Việc giá vàng tăng vượt 2.000USD/ounce sau cuộc khủng hoảng ngành ngân hàng Mỹ vào tháng trước quá đủ để giúp cho nhà đầu tư hiểu lý do tại sao họ cần phải sở hữu một tỷ lệ vàng nhất định trong danh mục đầu tư của mình.

Còn theo một quỹ đầu tư, vàng vẫn là tài sản an toàn đáng được quan tâm trong suốt khoảng thời gian còn lại của năm 2023, theo nội dung bài đăng mới đây trên Kitco News.

Trong báo cáo công bố vào tuần trước, phó giám đốc quản lý quỹ và giám đốc quản lý quỹ kiêm chiến lược gia quỹ VanEck's Gold Fund – ông Imaru Casanova và ông Joe Foster nói rằng họ vẫn nhìn thấy nhiều lý do để sở hữu vàng dù rằng giá vàng đã tăng vượt ngưỡng 2.000USD/ounce.

“Diễn biến của giá vàng trong tháng trước có thể coi như cảnh báo với những nhà đầu tư nào còn chưa sở hữu vàng. Và ngay cả ở mức giá hiện tại, “điểm vào” của giá vàng cũng không tệ. Mức độ rủi ro tăng cao, giá vàng lập mức đỉnh của mọi thời đại. Thị trường dường như vẫn chưa phản ánh đủ những rủi ro phía trước”, các chuyên gia của VanEck nhấn mạnh trong nghiên cứu.

Các tuyên bố lạc quan trên được đưa ra khi mà giá vàng hồi phục sau đợt bán mạnh vào tuần trước, nhà đầu tư tranh thủ chốt lời khi giá vàng lên ngưỡng cao nhất trong 13 tháng là 2.050USD/ounce. Giá vàng giao hợp đồng tương lai tháng 6/2023 chốt phiên ở mức 2.018,5USD/ounce, tăng 0,5% trong ngày giao dịch.

Dù rằng những căng thẳng liên quan đến cuộc khủng hoảng ngân hàng toàn cầu đã hạ nhiệt trong những tuần gần đây dẫn đến sự điều chỉnh ngắn hạn của giá vàng, các chuyên gia quản lý quỹ tin rằng rủi ro vĩ mô vẫn còn tồn tại trong môi trường lạm phát cao và hoạt động kinh tế chững lại.

Các chuyên gia cảnh báo kinh tế toàn cầu chưa bộc lộ hết những tác động từ việc Fed thắt chặt chính sách tiền tệ. “Nhiều khả năng sẽ có thêm những “vết nứt” trong hệ thống, không ít người tin điều gì đó sẽ xảy ra”, ông nhấn mạnh.

Ông Casanova và Foster nhấn mạnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có thể buộc phải chuyển hướng mạnh mẽ chính sách tiền tệ khi mà điều kiện kinh tế xấu đi. Sau khi trải qua nhiều biến động trong tháng vừa qua, thị trường giờ đây đang hài lòng với khả năng Fed sẽ nâng lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng sau.

Quảng cáo

Tuy nhiên, thị trường cũng đang dự báo về khả năng sẽ có những đợt cắt giảm lãi suất trong nửa sau của năm.

“Môi trường đó sẽ có lợi cho giá vàng. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng thị trường chưa đánh giá đầy đủ tác động tiêu cực từ việc Fed thay đổi định hướng chính sách tiền tệ trong cuộc chiến chống lại lạm phát và khả năng kinh tế Mỹ hạ cánh cứng hoặc hạ cánh mềm. Sức hấp dẫn của vàng trong vai trò công cụ đầu tư tăng lên trong những kịch bản nói trên. Cho đến nay, nhà đầu tư chưa đánh giá hết tác động từ tình hình”, chuyên gia phân tích nhấn mạnh.

“Dòng tiền của tháng 3/2023 giúp cải thiện tâm lý trên thị trường vàng, tuy nhiên lượng nắm giữ hiện tại ở dưới mốc lịch sử. Lần gần nhất giá vàng giao dịch ở ngưỡng này là khoảng 1.970USD/ounce. Lượng nắm giữ của vàng ETF cao hơn 12% so với hiện nay. Tính đến ngày 31/3/2023, tổng lượng sở hữu ròng trên sàn COMEX ước tính khoảng 482 tấn, theo Hội đồng Vàng Thế giới. Trong khi đó ở thời điểm tháng 4/2022, lượng nắm giữ ước tính 819 tấn”, chuyên gia phân tích nhấn mạnh.

Thị trường vàng kết thúc tuần với nhiều phiên biến động mạnh. Sau khi tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng thì sang đến phiên ngày thứ Sáu, giá vàng hạ đến hơn 40USD/ounce.

Theo bản tin thị trường được Kitco News đăng tải, nếu nhìn từ góc độ vĩ mô, thị trường vàng đang phản ứng với những thông tin kinh tế tích cực và quan điểm chính sách cứng rắn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

“Không chỉ dữ liệu mới nhất ảnh hưởng đến thị trường mà nhà đầu tư cũng bắt đầu đón nhận thông tin về lợi nhuận doanh nghiệp. JP Morgan công bố doanh thu cao kỷ lục. Các số liệu lợi nhuận của Wells Fargo rất tốt. Tiền gửi rất ổn. Dường như một trong những rủi ro lớn chưa thực sự xảy ra. Bạn đang nhìn vào một nền kinh tế có phần vững vàng và rồi bạn đón nhận quan điểm chính sách đầy cứng rắn của Fed. Những yếu tố này khiến cho vàng bị bán mạnh”, chuyên gia phân tích thị trường tại Kitco News – ông Edward Moya phân tích.

Quan điểm của Fed khiến cho nhiều nhà đầu tư bớt hy vọng vào khả năng “hạ cánh mềm” của nền kinh tế và đẩy mạnh chốt lời sau khi giá vàng chạm mức 2.063USD/ounce vào tuần này, giá vàng như vậy chỉ còn thấp hơn chút so với ngưỡng cao kỷ lục.

“Quan điểm đó quá lạc quan, tuy nhiên đó chính là yếu tố đang ảnh hưởng đến thị trường. Tâm lý của nhà đầu tư chuyển từ việc Fed sẽ hạ lãi suất ở mức nào vào thời điểm cuối năm và chuyển sang tính toán đến khả năng sẽ có đợt nâng lãi suất vào tháng 6/2023”, ông Moya nói.

Dù vậy, quan điểm “diều hâu” của Fed có thể nhanh chóng biến mất khi có thêm dữ liệu vĩ mô được công bố. Ông Moya chỉ ra chính sách sẽ luôn có độ trễ và với những gì mà thị trường đang chứng kiến, mọi chuyện có thể sớm thay đổi.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Á như thế nào?

AI có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng, nhưng các nhà hoạch định chính sách có thể chống lại điều này bằng mạng lưới an toàn xã hội hiệu quả hơn, triển khai các chương trình đào tạo lại kỹ năng và ban hành các quy định để thúc đẩy việc sử dụng công nghệ

Trí tuệ nhân tạo đã thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế? Trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi hoàn toàn thị trường lao động thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025

Sự sụp đổ của các cửa hàng miễn thuế Hàn Quốc: Nguyên nhân và ảnh hưởng

Cửa hàng miễn thuế Shinsegae Duty Free tại Busan đóng cửa, đánh dấu sự bắt đầu của cuộc suy giảm trong ngành công nghiệp này. Nguyên nhân do dịch COVID-19, tỷ giá hối đoái cao và thay đổi nhu cầu mua sắm của khách du lịch

Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh do bất ổn chính trị Đồng won Hàn Quốc chạm “đáy” 15 năm

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát

Ngày 9/1, Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Michelle Bowman cho biết, bà vẫn thấy những rủi ro lạm phát kéo dài và các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng khi tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản Số liệu lạm phát giúp chứng khoán Mỹ thu hẹp đà giảm trong tuần

Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Goldman Sachs: Đề xuất thuế của ông Donald Trump có thể làm đồng euro giảm 10% Goldman Sachs dự đoán giá vàng đạt đỉnh 3.000 USD/ounce trong năm 2025