Lý do đằng sau kết quả kinh doanh tồi tệ nhất 7 năm của tập đoàn nhà nước Singapore

Tổng giá trị danh mục đầu tư của Temasek được tính toán ở mức 382 tỷ đôla Singapore tức khoảng 287 tỷ USD so với mức 403 tỷ đôla Singapore cách đây chỉ 1 năm.

Tập đoàn đầu tư nhà nước Singapore - Temasek công bố kết quả kinh doanh năm tài khóa gần nhất tồi tệ nhất trong 7 năm, hoạt động đầu tư của tập đoàn chịu ảnh hưởng bởi bối cảnh kinh tế vĩ mô và địa chính trị đầy thách thức, theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.

Tâp đoàn Temasek công bố lợi nhuận trong khoảng thời gian 1 năm giảm 5,07% trong năm tài khóa kết thúc vào ngày 31/3/2023. Đây là năm kinh doanh tệ hại nhất của Temasek tính từ năm 2016.

“Chúng tôi đã có một năm đầu tư với tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục khá cao, chính vì vậy không ngạc nhiên khi mà chúng tôi không thể miễn nhiễm với biến động trên thị trường”, giám đốc bộ phận đầu tư tại Temasek – ông Rohit Sipahimalani phân tích.

Tổng giá trị danh mục đầu tư của Temasek được tính toán ở mức 382 tỷ đôla Singapore tức khoảng 287 tỷ USD so với mức 403 tỷ đôla Singapore cách đây chỉ 1 năm. Tập đoàn công bố thua lỗ ước tính 6 tỷ đôla Singapore, đây là năm thua lỗ đầu tiên trong ít nhất 1 thập kỷ.

Lợi nhuận phân phối cho cổ đông của Temasek tuy nhiên vẫn còn tương đối tốt so với mức suy giảm của thị trường cổ phiếu trong năm vừa qua.

Trong năm 2022, chỉ số S&P 500 và MSCI của khu vực châu Á – Thái Bình Dương không tính Nhật đều giảm khoảng gần 20%, nguyên nhân chính là bởi thị trường chịu tác động từ lạm phát dai dẳng bất chấp nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới nâng lãi suất nhiều lần. Căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang cũng như những căng thẳng giữa Nga – Ukraien cũng khiến cho tình hình đầu tư trở nên khó khăn hơn.

“Nhìn về tương lai, kết quả đầu tư như thế nào còn tùy thuộc vào diễn biến thị trường. Chúng tôi vẫn hy vọng sẽ có kết quả tốt hơn diễn biến của thị trường. Nếu thị trường hồi phục, nhìn chung tập đoàn sẽ kinh doanh tốt, còn nếu mọi chuyện không xảy ra như vậy, chúng tôi vẫn hy vọng xây dựng được danh mục đầu tư không phải dành cho triển vọng 1 năm mà từ 5 đến 10 năm”, ông Sipahimalani nói với CNBC.

Quảng cáo

Tập đoàn đầu tư nhà nước này của Singapore đầu tư vào các thị trường đại chúng và thị trường tư nhân. Những danh mục tài sản không niêm yết chiếm khoảng 53% tổng danh mục của đầu tư tính đến ngày 31/3/2023, tuy nhiên Temasek kiếm được nhiều lợi nhuận hơn từ tài sản niêm yết. Lợi nhuận của cổ đông thu về sau 3 năm đạt mức 8% còn lợi nhuận 10 năm đạt 6% và lợi nhuận 20 năm ở mức khoảng 9%.

Tác động của nhiều sự kiện toàn cầu trong năm vừa qua đã làm tăng chi phí vốn và gây áp lực lên dịch chuyển dòng vốn, theo công bố của tập đoàn đầu tư nhà nước Singapore.

Những sự kiện của năm vừa qua cũng ảnh hưởng đến quá trình dịch chuyển năng lượng trong bối cảnh nhu cầu an ninh và ổn định năng lượng tăng cao, tập đoàn Temasek nhấn mạnh.

Temasek công bố đầu tư trực tiếp toàn cầu của tập đoàn, trong đó đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, y tế và hạ tầng thanh toán đã chịu thiệt hại trong 12 tháng qua. Giá trị của các khoản đầu tư này đã thay đổi trong bối cảnh lãi suất cao.

Temasek thông báo đã hãm dần hoạt đầu tư trong năm vừa qua, đồng thời có cách tiếp cận thận trọng khi mà thanh khoản bị siết chặt. Temasek đầu tư 23 tỷ USD, thoái vốn 20 tỷ USD.

Temasek công bố đầu tư thêm vào một số nền tảng thanh toán ví như Stripe hay công ty cung cấp dịch vụ an ninh Kaseya.

Ấn Độ và Đông Nam Á là hai khu vực địa lý mà Temasek đang cố gắng tăng cường đầu tư, đại diện của Temasek cho hay.

Ông Sipahimalani cho biết Ấn Độ chiếm khoảng 5% danh mục đầu tư của Temasek, Temasek đang muốn tăng tỷ lệ đó và đã hiện thực hóa chiến lược đó trong vài năm qua.

Đại diện tập đoàn Temasek đồng thời cũng chia sẻ muốn đầu tư thêm vào Đông Nam Á và thực sự đang nghiên cứu về vấn đề này. Ông Sipahimalani nói đến Việt Nam bởi Việt Nam hưởng lợi từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng trong khu vực.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng

Phiên cuối tuần ngày 23/5 đã chứng kiến giá dầu tăng nhẹ nhờ lực mua kỹ thuật trước kỳ nghỉ lễ dài ngày tại Mỹ và tín hiệu không mấy lạc quan về đàm phán giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân.

Đàm phán Mỹ-Trung thúc đẩy giá dầu châu Á đi lên Giá dầu tăng 1,5% khi Mỹ-Trung Quốc dịu bớt căng thẳng thuế quan

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp cho dù tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ bậc tín nhiệm của Mỹ do lo ngại về gánh nặng nợ công lớn.

Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á