Hậu quả của việc Nga trở thành “thiên đường thuế” của EU

Các Bộ trưởng Tài chính Liên minh châu Âu (EU) hôm 14/2 đã cập nhật danh sách các “thiên đường thuế” của EU, trong đó có Nga.

EU dường như muốn cập nhật mối quan hệ với các quốc gia khác, đặc biệt là về mặt thuế quan. Trong danh sách cập nhật “thiên đường thuế” lần này, một số quốc gia đã rời nhóm trong khi một số quốc gia khác lại gia nhập.

Trong số các quốc gia rời khỏi vùng xám có Barbados, Jamaica, Bắc Macedonia và Uruguay, nhường chỗ cho các quốc gia khác, chẳng hạn như Albania, Curaçao và Aruba.

Ngoài ra, danh sách các quốc gia bị đưa vào danh sách đen ngày 14/2/2023 bao gồm: Samoa thuộc Mỹ, Anguilla, Bahamas, Quần đảo Virgin thuộc Anh, Costa Rica, Quần đảo Fiji, Đảo Guam, Quần đảo Marshall, Palau, Panama, , Samoa, Trinidad và Tobago, Quần đảo Thổ Nhĩ Kỳ và Caicos, Quần đảo Virgin thuộc Mỹ, Vanuatu.

Tại sao lại là Nga?

Để giải thích cho quyết định của mình, trong thông cáo, EU chỉ rõ rằng họ "đã xem xét luật pháp Nga được thông qua vào năm 2022 theo tiêu chí quản lý thuế tốt (của EU) và thấy rằng Nga đã không thực hiện cam kết của mình đối với việc khắc phục những mặt có hại của chế độ đặc biệt dành cho các công ty cổ phần quốc tế. Ngoài ra, đối thoại với Nga về các vấn đề liên quan đến thuế đã bị gián đoạn sau khi Nga thực hiện ”.

Một trong những nguyên nhân nữa là kể từ sau cuộc xung đột ở Ukraine, Nga không còn thông báo bất kỳ thông tin nào liên quan đến tình trạng thuế của mình.

Trong số các tiêu chí xác định liệu một quốc gia có phải là “thiên đường thuế” hay không có một tiêu chí là nghĩa vụ truyền tên của người gửi tiền, nhà đầu tư, chủ tài khoản và UBO (Chủ sở hữu lợi ích cuối cùng), tức là người hưởng lợi việc sở hữu của các công ty, tổ chức phi lợi nhuận, quỹ và hiệp hội. Tuy nhiên, rõ ràng là Nga không còn đáp ứng điều kiện này nữa.

Bên cạnh đó, Bertrand Candelon, Giáo sư kinh tế tại Đại học Louvain (UCLouvain), cho biết: “Cũng có những câu hỏi xung quanh việc các nhà đầu tư châu Âu và Mỹ vẫn đầu tư vào Nga. Tôi không chắc người Nga cảm thấy thoải mái khi đưa ra những cái tên”. Do đó, như thường lệ, Nga dường như đã lựa chọn theo quyết định của mình, nhưng không phải không có những hậu quả.

Quảng cáo

Vậy hậu quả là gì?

Việc lọt vào danh sách này là một biểu tượng, đặc biệt là trong trường hợp của Nga, vốn đã bị trừng phạt kinh tế mạnh mẽ. Tuy nhiên, một số nghị sĩ châu Âu muốn có nhiều hậu quả cụ thể hơn.

“Nếu các Bộ trưởng Tài chính của EU thực sự muốn giải quyết các “thiên đường thuế”, họ cần đưa ra một loạt các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ đi kèm với việc công bố danh sách”, Nghị sỹ người Đức Markus Ferber phản ứng trong một thông cáo.

Tuy nhiên, nếu việc bổ sung một quốc gia vào danh sách không gây ra lệnh trừng phạt kinh tế trực tiếp thì cũng không phải là không có hậu quả, Giáo sư như Bertrand Candelon chỉ ra.

Ông nói: “Vấn đề sẽ xuất hiện đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc bị đưa vào danh sách "thiên đường thuế" sẽ đặt đất nước vào rìa của phần còn lại của thế giới. Bởi vì nếu đất nước của tôi được coi là ‘thiên đường thuế’, tất cả các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ bị coi là đáng ngờ”.

Và không có đầu tư thì đất nước khó phát triển. Điều này lại càng khó hơn trong bối cảnh xung đột chính trị. “Đó là một tín hiệu rất xấu đối với các quốc gia trong đó có Nga, bởi vì điều này có nghĩa là họ sẽ không còn khả năng thu hút nhiều vốn như họ có thể hy vọng trước đây”.

Cũng cần lưu ý rằng việc công bố mức thuế tối thiểu 15% đối với các công ty đa quốc gia có tổng doanh thu lớn hơn 750 triệu euro có khả năng làm rung chuyển các quốc gia xuất hiện trong danh sách của EU.

Được gần 140 quốc gia ký kết vào tháng 10/2021 và sẽ được lên kế hoạch vào năm 2024 cho 27 thành viên của EU, việc áp dụng chỉ thị này của châu Âu chắc chắn sẽ đóng vai trò như một đòn giáng, đặc biệt là trong trường hợp chỉ thị này được áp dụng vào một khuôn khổ toàn cầu.

"Biện pháp này chỉ có thể được áp dụng nếu có sự phối hợp quốc tế. Vì vậy, việc đặt các quốc gia này vào danh sách "thiên đường thuế" đồng nghĩa với việc đặt họ vào tình thế rủi ro", Giáo sư Bertrand Candelon kết luận.

Do đó, nếu thông điệp nói chung mang tính biểu tượng, điều đó vẫn rất rõ ràng đối với các quốc gia bao gồm cả Nga.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Thời đại tiền rẻ và lãi suất 0% có thể đã vĩnh viễn kết thúc

Một phân tích mới từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh Richmond nói rằng, nếu cứ hy vọng quay trở lại những ngày lãi suất 0%, tiền rẻ… sẽ là hy vọng vô ích.

FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn? Đồng USD chịu áp lực trước triển vọng Fed hạ lãi suất

Kinh tế thế giới cần chuẩn bị gì cho kịch bản Fed sắp hạ lãi suất?

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed vẫn chưa rõ ràng và chi phí đi vay cao do lãi suất cao sẽ tồn tại trong một thời gian, tiếp tục kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Chứng khoán Mỹ “xanh mướt”, Dow Jones tăng hơn 450 điểm sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố đã đến lúc cắt giảm lãi suất FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn?

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?

Các "ông lớn" tài chính kỳ vọng BoJ tiếp tục tăng lãi suất

Công ty quản lý tài sản lớn số hai thế giới đẩy mạnh nắm giữ vị thế bán khống trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) vì vẫn thấy khả năng BoJ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng 12 tới.

BOJ công bố dữ liệu, nghi vấn Nhật Bản chi tiếp 22 tỷ USD can thiệp đẩy giá đồng yên Đồng yen và chứng khoán tiếp tục phản ứng sau khi BoJ tăng lãi suất

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030

Với tiềm năng khổng lồ về năng lượng mặt trời và điện gió, đồng thời, có thể giải quyết thử thách về than đá thông qua hợp tác, cộng thêm việc các chính sách công có thể tăng quy mô cho các giải pháp tài chính mới, chuyên gia của HSBC cho rằng nguồn năng lượng tái tạo tại ASEAN có thể tăng gần gấp 3 vào cuối thập kỷ này.

HSBC: Khởi đầu hanh thông của kinh tế Việt Nam phát tín hiệu tích cực về triển vọng cả năm HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,5%

Các đồng tiền ở châu Á phục hồi lên các mức cao nhất trong 5 tháng

Đồng ringgit của Malaysia tăng mạnh nhất trong số các đồng tiền trong khu vực, nhờ triển vọng tăng trưởng kinh tế lạc quan và đồng baht Thái Lan lên giá khi những căng thẳng chính trị dịu bớt.

Mất mốc 155 yên đổi 1 USD, đồng tiền Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong 34 năm USD vẫn là đồng tiền dự trữ chính của toàn cầu trong ngắn hạn và trung hạn