Lộc Trời trúng thầu 100.000 tấn gạo Bulog, thu về trên 1.300 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) vừa trúng thầu 100.000 tấn gạo cung ứng cho Cơ quan Hậu cần Nhà nước Indonesia (Bulog), giao hàng liên tục trong hai tháng tới.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ngày 22/5, Cơ quan hậu cần của Nhà nước Indonesia (Bulog) thông báo Lộc Trời và Đại Tài (thành viên hệ sinh thái nông nghiệp Lộc Trời) trúng thầu 100.000 tấn gạo trên tổng số 300.000 tấn do Bulog mở thầu đợt này.

Dự kiến toàn bộ đơn hàng sẽ được giao trong 2 tháng, hình thức thanh toán thông qua tín dụng thư (LC), Lộc Trời và Đại Tài sẽ thu về trên 55 triệu USD (tương đương trên 1.300 tỷ VNĐ).

Hiện nay, Lộc Trời đang làm việc với các ngân hàng trong và ngoài nước để tài trợ phương án tối đa thu mua lúa cho nông dân, sử dụng năng lực sản xuất sẵn có từ 10 nhà máy chế biến lúa gạo với công suất sấy 10 ngàn tấn/ngày để hoàn tất đơn hàng này.

Đáng chú ý, gói thầu này Lộc Trời và Đại Tài trúng 100.000 tấn gạo với giá 563 USD/tấn, thấp nhất trong các đơn vị tham gia dự thầu và thấp hơn 16 USD so với giá chào ban đầu là 579 USD/tấn.

So với giá gạo nội địa do Hiệp hội Lương thực Việt Nam công bố là 587 USD/tấn, giá trúng thầu của Lộc Trời cũng thấp hơn đến 24 USD/tấn.

Đại diện Lộc Trời cho biết, khi ký kết các đơn hàng, từng mức giá đều được tính toán kỹ lưỡng, bù đắp được các khoản chi phí, tập đoàn có lợi nhuận đồng thời hài hòa lợi ích của bà con nông dân, lợi ích thị trường và lợi ích của nông sản Việt Nam về lâu dài.

Quảng cáo

Hiện Lộc Trời cũng đang nỗ lực xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng cao thông qua việc mở rộng liên kết sản xuất với nông dân đồng bằng sông Cửu Long.

Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Lộc Trời cho biết, khi đề án phát triển bền vững 1 triệu hecta lúa gạo chất lượng cao được chính phủ thông qua, Lộc Trời đã tích cực phối hợp với các địa phương triển khai, tăng cường sản xuất và xuất khẩu, đóng góp vào tăng trưởng xanh của đất nước nhưng tập đoàn khó có thể thực hiện đơn độc nếu thiếu sự hỗ trợ của chính phủ, chính quyền địa phương các cấp, ngân hàng và các tổ chức tài chính, …

"Nhu cầu vốn của tập đoàn rất lớn vì cần ứng tiền đầu tư cho bà con trong vùng liên kết sản xuất, không chỉ giống - phân - thuốc mà còn các dịch vụ cơ giới đồng bộ suốt cả vụ, trên từng trà ruộng để tư vấn quy trình canh tác, phòng trị sâu bệnh, đảm bảo sản lượng, chất lượng mùa vụ, sau đó phải thanh toán “liền tay” cho bà con tiền mua lúa lên tới hàng vài nghìn tỷ đồng mỗi vụ, đặc biệt vào cao điểm thu hoạch, khiến chi phí tài chính trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp cũng như thời gian đáo hạn ngắn khiến dòng tiền dễ bị sự cố", ông Thòn chia sẻ.

Việc một doanh nghiệp Việt Nam có thể thắng thầu trên 370.000 tấn gạo từ tháng 8/2023 đến tháng 5/2024, là sự khẳng định về khả năng, năng lực cung ứng ổn định của Việt Nam, bất chấp sự biến động của thị trường lúa gạo quốc tế thời gian qua.

Từ cuối năm 2023, Lộc Trời đã ký kết với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long triển khai liên kết sản xuất trên 300.000ha đến năm 2030.

Với diện tích này, sản lượng lúa có thể lên tới 6.000.000 tấn, tương đương 3.500.000 tấn gạo, giúp Lộc Trời chiếm lĩnh thị trường trong nước, cung ứng xuất khẩu và trực tiếp đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu lớn.

Trong đợt thầu lần này, ngoài Lộc Trời, đơn vị còn lại là Công ty Thuận Minh trúng thầu 30.000 tấn với giá 564,5 USD/tấn. Khối lượng 60.000 tấn còn lại thuộc các doanh nghiệp quốc tế sử dụng nguồn gạo từ Pakistan và Myanmar có giá trúng thầu từ 621,5 - 629 USD/tấn.

Đợt thầu này còn có 3 lô, mỗi lô 20.000 tấn và Bulog đang thương lượng lại giá với các đơn vị tham gia đến từ Việt Nam với giá chào từ 579 - 582 USD/tấn.

Theo Tạp chí Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Sau khi lập kỷ lục với hơn 5 tỷ USD, xuất khẩu cà phê đối mặt nhiều khó khăn

Niên vụ cà phê 2023/2024 đã kết thúc vào tháng 9/2024, khối lượng xuất khẩu đạt 1,45 triệu tấn giảm 12,7%, kim ngạch đạt kỷ lục mới với lần đầu tiên vượt mốc 5 tỷ USD.

Khối lượng xuất khẩu cà phê của VN sẽ bị tác động trực tiếp khi EUDR chính thức áp dụng Xuất khẩu cà phê đã mang về hơn 3 tỷ USD sau nửa năm

Bulog mở thầu mua 500 ngàn tấn gạo sau khi bất ngờ hủy gói thầu 340 ngàn tấn trước đó

Cơ quan Lương thực quốc gia Indonesia, Perusahaan Umum (Perum) Bulog, vừa phát đi thông báo mở thầu mua 500.000 tấn gạo trắng 5% tấm, niên vụ 2024 (xay xát chậm nhất là 6 tháng) có nguồn gốc từ Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Myanmar, Pakistan và Ấn Độ. Thời gian giao hàng từ tháng 11 đến ngày 20/12/2024.

Kim ngạch xuất khẩu gạo tăng trưởng 2 con số Ấn Độ mở cửa lại thị trường, xuất khẩu gạo Việt Nam có bị ảnh hưởng?