Loạt tập đoàn năng lượng lớn nhất thế giới công bố lợi nhuận sụt rất mạnh

Áp lực của việc giá hàng hóa toàn cầu sụt giảm không chỉ giới hạn trong ngành năng lượng của một nước nào mà trong toàn bộ ngành này trên toàn cầu.

Một trong những tập đoàn năng lượng hàng đầu của Anh, Shell, công bố lợi nhuận quý 2/2023 giảm sâu so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chính do giá nhiên liệu hóa thạch giảm đi và lợi nhuận biên của mảng lọc dầu sụt giảm, theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.

Trong khoảng thời gian 3 tháng tính đến tháng 6/2023, lợi nhuận ròng của Shell đạt 5,1 tỷ USD, thấp hơn dự báo 6 tỷ USD của các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Refinitiv. Trong cùng kỳ năm 2022, công ty kiếm được lợi nhuận đến 11,5 tỷ USD, trong quý 1/2023, Shell cũng thu về 9,6 tỷ USD lợi nhuận.

Shell nâng tỷ lệ cổ tức chi trả thêm 15% theo những gì đã cam kết vào tháng 6/2023. Đồng thời Shell công bố chi ra 3 tỷ USD mua lại cổ phiếu, chương trình này dự kiến sẽ được hoàn tất trong vòng 3 tháng nữa.

CEO của Shell, ông Wael Sawan, nói với CNBC: “Nhìn chung, chúng ta đã có chiến lược dịch chuyển năng lượng cân bằng. Cái chúng ta đang tính đến chính là làm những việc đúng đắn cho hiện tại và tương lai”. Shell từng lãi đến 40 tỷ USD trong năm 2022.

Công ty năng lượng của Pháp TotalEnergies công bố lợi nhuận thấp hơn so với kỳ vọng, lợi nhuận ròng quý 2/2023 chỉ đạt 5 tỷ USD, giảm đến 49% so với cùng kỳ năm trước.

Tập đoàn năng lượng lớn của Nauy có tên TotalEnergies đồng thời công bố lợi nhuận thấp hơn so với kỳ vọng trong bối cảnh ngành dầu và khí đốt có nhiều diễn biến bất lợi.

Trong bối cảnh giá dầu tăng mạnh, năm tập đoàn năng lượng lớn nhất của phương Tây công bố tổng lợi nhuận đạt gần 200 tỷ USD trong năm 2022. Giá dầu tăng vọt sau thông tin Nga và Ukraine leo thang căng thẳng.

Giá dầu và khí đốt chịu nhiều áp lực trong nửa đầu năm nay, tuy nhiên khi mà diễn biến kinh tế toàn cầu có nhiều bất lợi, yếu tố cung cầu lập tức bị ảnh hưởng.

Áp lực của việc giá hàng hóa toàn cầu sụt giảm không chỉ giới hạn trong ngành năng lượng của một nước nào mà trong toàn bộ ngành này trên toàn cầu. Tập đoàn BP của Anh cũng như nhiều doanh nghiệp đối thủ như Exxon Mobil hay Chevron đều được kỳ vọng sẽ công bố lợi nhuận sụt giảm sâu trong những ngày tới.

Nhiều tháng gần đây, Shell hứng chịu nhiều chỉ trích về việc không cắt giảm sản lượng dầu. Vào tháng trước, Shell thông báo sẽ duy trì sản lượng ở ngưỡng hiện tại trong nỗ lực kiếm được thêm lợi nhuận từ bộ phận bán dầu.

Quảng cáo

Shell không ngừng khẳng định cam kết sẽ giữ vững mục tiêu với biến đổi khí hậu, khẳng định đang có những thành công trong việc hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng không vào năm 2050.

Vào ngày thứ Năm, Shell công bố sẽ giảm đầu tư vốn cho năm 2023 xuống ngưỡng từ 23 đến 26 tỷ USD, giảm đáng kể từ ngưỡng 23 đến 27 tỷ USD được tính toán vào tháng 1/2023.

Giá dầu được dự báo sẽ tăng trong nửa sau của năm khi mà nguồn cung khó đáp ứng đủ nhu cầu, theo Tổng thư ký Diễn đàn Năng lượng Quốc tế (IEF), theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.

Tổng thư ký của IEF, ông Joseph McMonigle, phân tích nhu cầu dầu hiện đang tăng nhanh chóng lên ngưỡng trước đại dịch COVID-19, tuy nhiên nguồn cung đang khó theo kịp. Ông khẳng định yếu tố duy nhất có thể hạ nhiệt đà tăng giá dầu hiện tại chính là nỗi sợ suy thoái kinh tế.

“Đối với nửa sau của năm nay, chúng ta nhiều khả năng sẽ gặp khó trong việc đáp ứng nguồn cung, và kết quả của việc này là giá sẽ phản ứng với điều đó”, ông McMonigle phân tích bên lề cuộc họp của bộ trưởng năng lượng của nhóm các nước công nghiệp phát triển G20 tại Ấn Độ.

Ông McMonigle giải thích việc giá dầu tăng có nguyên nhân trực tiếp từ nhu cầu tăng của Trung Quốc và Ấn Độ. Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

“Chỉ riêng nhu cầu từ Trung Quốc và Ấn Độ sẽ khiến cho khiến cho nhu cầu dầu nửa sau của năm nay tăng ước tính khoảng 2 triệu thùng dầu/ngày”, tổng thư ký nhấn mạnh.

Khi được hỏi liệu giá dầu có tái lập mốc 100USD/thùng thêm một lần nữa hay không, ông nhấn mạnh rằng giá dầu hiện tại vốn đã ở ngưỡng khoảng 80USD/thùng và nhiều khả năng có thể tăng cao hơn nữa.

“Chúng ta sẽ chứng kiến tồn kho dầu giảm sâu hơn nữa, như vậy đây có thể coi như tín hiệu của thị trường về việc nhu cầu chắc chắn sẽ tăng lên. Chính vì vậy chúng ta sẽ chứng kiến giá dầu phản ứng với điều này”, ông McMonigle nói.

Tuy nhiên, ông McMonglie cũng tin tưởng vào khả năng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh sẽ hành động và làm tăng nguồn cung nếu thực sự thế giới đương đầu với tình trạng thiếu hụt cân bằng cung cầu.

“Họ đang rất cẩn thận về vấn đề nhu cầu. Họ muốn nhìn thấy bằng chứng rằng nhu cầu đang tăng lên và sẽ có những phản ứng với thay đổi trên thị trường”, ông McMonglie phân tích.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?