Loạt ông lớn từ Walmart tới Starbucks mỗi năm đóng hàng chục cửa hàng, nguyên nhân không chỉ bởi mua sắm online lên ngôi

Các thương hiệu lớn như Walmart hay Starbucks đang đóng cửa ngày càng nhiều cửa hàng trên khắp nước Mỹ, nguyên nhân do đâu?

Loạt ông lớn từ Walmart tới Starbucks mỗi năm đóng hàng chục cửa hàng, nguyên nhân không chỉ bởi mua sắm online lên ngôi

Các thương hiệu lớn như Walmart hay Starbucks đang đóng cửa ngày càng nhiều cửa hàng trên khắp nước Mỹ. Tình trạng này dấy lên hồi chuông cảnh báo về tương lai của ngành bán lẻ, đặc biệt tại khu vực trung tâm thành phố và khu thương mại đông đúc.

Người dân làm việc tại nhà, xu hướng mua sắm trực tuyến hay giá thuê nhà đắt đỏ… được cho là một trong số những nguyên nhân chính.

“Một khi nơi đây trở thành những khu dân cư đô thị thực sự, hoạt động bán lẻ sẽ bắt đầu thay đổi”, Terry Shook, một đối tác sáng lập của công ty tư vấn Shook Kelly, nói, đồng thời cho biết cách các trung tâm thành phố được hoạch định sẽ quyết định sức khỏe tài chính nền kinh tế khu vực.

Theo CNN, gia tăng tội phạm cướp bóc là lý do chính dẫn đến việc đóng cửa hàng loạt: “Chúng tôi đang mất các chuỗi cửa hàng. Nhân viên đang làm việc trong đó cũng mất việc vì tội phạm”,Thị trưởng thành phố New York Eric Adams, nói.

San Francisco, Los Angeles, San Diego, Thành phố New York, Seattle, Miami và Chicago đã mất rất nhiều các cửa hàng bán lẻ trong khoảng thời gian từ đầu năm 2017 đến cuối năm 2021, theo nghiên cứu từ Viện JPMorgan Chase.

Tuy nhiên, tội phạm không phải lý do duy nhất. Sự dư thừa của các cửa hàng Mỹ khiến nhiều thương hiệu quyết định thu hẹp quy mô. Theo Morgan Stanley, từ năm 1995 đến năm 2021, số cửa hàng đóng cửa hàng năm nhiều hơn số cửa hàng được khai trương. Xu hướng này trở nên phổ biến với tên gọi “Ngày tận thế của ngành bán lẻ”.

Chẳng hạn, Walmart đã đóng cửa khoảng 40 cửa hàng kể từ năm 2021 và dự kiến tiếp tục đóng băng 20 cửa hàng trong năm nay. Nordstrom cũng đóng cửa 15 địa điểm vào năm 2023, trong khi CVS đóng cửa 900 cửa hàng trong 3 năm.

Quảng cáo
1200x-11-9899.jpeg

"Ông lớn" ngành bán lẻ ngã ngũ tại các thành phố lớn trên đất Mỹ

Ngoài ra, xu hướng làm việc từ xa cũng khiến các cửa hàng tại trung tâm thành phố ít người lui đến mua sắm. Từ năm 2019 đến năm 2021, số lao động làm việc tại nhà đã tăng gấp 3 lần, từ khoảng 9 triệu người lên 27,6 triệu người, theo Cục điều tra dân số.

Theo nghiên cứu của Nicholas Bloom, một nhà kinh tế của Đại học Stanford, một nhân viên văn phòng điển hình hiện đang chi tiêu ít hơn khoảng 2.000 đến 4.600 USD/năm tại các khu vực trung tâm. Đa số đều rời các thành phố đắt đỏ hơn như San Francisco và New York để đến vùng ngoại ô giá rẻ, theo JPMorgan Chase.

Theo CNN, San Francisco đã mất khoảng 6% cửa hàng bán lẻ từ năm 2019 đến năm 2021. Los Angeles mất khoảng 4%, trong khi New York mất 3%.

Xu hướng mua sắm trực tuyến khiến các chuỗi cửa hàng này gặp áp lực. Theo Cục điều tra dân số, thương mại điện tử chiếm 14,7% tổng doanh số bán lẻ trong quý IV/2022. Đại dịch đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng này.

Jonathan Bowles, giám đốc điều hành một tổ chức nghiên cứu chính sách công, cho biết các cửa hàng quần áo, giày dép, phụ kiện, thực phẩm chức năng và đồ điện tử đang chịu tác động lớn.

Triển vọng ảm đạm khiến tình hình kinh doanh tại các hãng bán lẻ Mỹ không mấy khả quan. Chẳng hạn, lợi nhuận trong quý IV/2022 của Home Depot về cơ bản không thay đổi so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi doanh thu chỉ nhích 0,3% lên 35,8 tỷ. Theo Giám đốc Tài chính Richard McPhail của Home Depot, triển vọng kém sáng phản ánh sự thay đổi trong chi tiêu của người tiêu dùng, chuyển từ hàng hóa sang dịch vụ.

Chính vì vậy, nhiều nhà bán lẻ Mỹ đang chuyển từ thu hút khách hàng mới sang giữ chân các khách hàng thân thiết. Điều này có nghĩa giới đầu tư sẽ ít chứng kiến các khoản đầu tư khổng lồ hoặc mang tính đột phá trong lĩnh vực này.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?