Lệnh trừng phạt không có tác dụng? Nhiên liệu của Nga đang chất đầy các kho nổi, 'ế" nhất kể từ 2017

Mức lưu trữ hiện cao hơn cả khi các lệnh trừng phạt bắt đầu diễn ra, thậm chí cả khi dịch Covid-19.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo dữ liệu từ công ty phân tích Kpler do Oilprice tổng hợp, khối lượng dầu diesel của Nga trong kho nổi trên biển trong tháng này đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ ít nhất là năm 2017.

Cụ thể trong 10 ngày tính đến ngày 17 tháng 3, có tới 6,2 triệu thùng dầu diesel của Nga đã được lưu trữ trên các tàu chở dầu trên biển. Đây là mức dầu diesel cao nhất trong kho nổi trong nhiều năm và vượt mức kể từ đầu năm 2023, khi EU cấm nhập khẩu dầu diesel và nhiên liệu khác bằng đường biển từ Nga. Thậm chí mức dư thừa trong tháng này cũng cao hơn nhiều so với mùa xuân và mùa hè năm 2020, thời điểm đại dịch ảnh hưởng đến nhu cầu nhiên liệu toàn cầu.

Khối lượng dầu diesel trong kho nổi cao theo tiêu chuẩn lịch sử và hiện chưa rõ nguyên nhân gây ra sự gia tăng lượng dầu diesel dự trữ trên tàu chở dầu. Kpler cho rằng một lý do chính đáng có thể là việc thực thi chặt chẽ hơn các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với hoạt động xuất khẩu dầu của Nga.

Quảng cáo

Tháng trước, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Nga sau khi tròn 2 năm quốc gia này xảy ra xung đột với Ukraine. Trong số 500 mục tiêu của các lệnh trừng phạt mới, Bộ Tài chính và Nhà nước Mỹ đang nhắm vào công ty điều hành tàu chở dầu Sovcomflot của Nga và hơn chục tàu chở dầu thô có liên kết với công ty nhà nước Nga, cùng với những người trung gian và các công ty hoạt động như vậy.

Các biện pháp trừng phạt được thắt chặt có thể đã khiến những người mua dầu diesel tiềm năng của Nga lo ngại, bao gồm Ấn Độ. Theo Oilprice, tất cả các nhà máy lọc dầu Ấn Độ hiện đang kiểm tra cẩn thận chuỗi quyền sở hữu của mọi tàu chở dầu thô thuộc Nga để đảm bảo đội tàu này không liên kết với Sovcomflot hoặc các thực thể khác trong danh sách trừng phạt của Mỹ.

Đầu tuần này, hai nguồn tin giấu tên quen thuộc với tình hình nói với Reuters rằng nhà máy lọc dầu lớn nhất Ấn Độ, Reliance, đã ngừng mua dầu thô có nguồn gốc từ Nga và vận chuyển trên các tàu chở dầu thuộc sở hữu của Sovcomflot khi Mỹ thắt chặt thực thi lệnh trừng phạt.

Do đó, Reliance đã yêu cầu các đối tác thương mại dầu mỏ của Nga không xếp các chuyến hàng lên tàu của Sovcomflot, các nguồn tin của Reuters cho biết. Ngay cả trước các lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ, lợi nhuận lọc dầu của các nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu nhà nước lớn nhất của Ấn Độ đã giảm trong bối cảnh việc tiếp cận dầu thô của Nga ngày càng khó khăn hơn và giá cước vận chuyển tăng cao do sự gián đoạn vận chuyển ở Biển Đỏ.

Các thương nhân cho biết Tập đoàn Dầu khí Bharat, Tập đoàn Dầu Ấn Độ và nhà máy lọc dầu Reliance Industries, đã mua khoảng 7 triệu thùng dầu thô Mỹ giao vào tháng 4. Hầu hết dầu thô Mỹ mua trong tháng này là dầu thô West Texas Middle Midland có chi phí vận chuyển đắt hơn so với các thùng dầu từ Trung Đông.

Theo Oilprice

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới

Giá dầu thô ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần ba tháng. Diễn biến đồng pha, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, nổi bật vẫn là ca cao với 11%.

Giá dầu thô giảm hai tháng liên tiếp Bất chấp lệnh trừng phạt, Nga vẫn chuyển hơn 2 tỷ USD dầu thô tới các nước G7+ qua "tuyến đường tắt" duy nhất còn lại

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên