Làn sóng bán mạnh trên thị trường chứng khoán Mỹ tạm ngưng

Nhà đầu tư chứng khoán Mỹ không quá lo ngại khi một loạt các chỉ số gần đây cho thấy hoạt động kinh tế giảm tốc, bằng chứng cho thấy các đợt nâng lãi suất của Fed rõ ràng đang phát huy tác dụng mong muốn.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ tăng khi mà nhà đầu tư đón nhận nhiều thông tin kinh tế trái chiều trước thềm dịp nghỉ Giáng sinh.

Trong tuần qua, tâm lý nhà đầu tư chứng khoán Mỹ chịu ảnh hưởng nhiều bởi biện pháp hạn chế tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và những nỗi sợ suy thoái liên quan.

Cả ba chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ chốt lại phiên giao dịch tăng điểm sau khi dao động tăng giảm nhiều lần trong phiên, nhà đầu tư không quá lo ngại khi một loạt các chỉ số gần đây cho thấy hoạt động kinh tế giảm tốc, bằng chứng cho thấy các đợt nâng lãi suất của Fed rõ ràng đang phát huy tác dụng mong muốn.

“Mọi người đang chờ đợi năm 2023 để có một khởi đầu tốt hơn”, giám đốc điều hành tại quỹ Simplify ETFs ở New York – ông Paul Kim phân tích.

Tính cả tuần, các chỉ số S&P 500 và Nasdaq trên thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm.

Khi mà thị trường chứng khoán Mỹ đang trải qua những ngày cuối cùng của năm 2022, dường như cả ba chỉ số đang hướng đến năm giảm điểm sâu nhất tính từ năm 2008, năm u ám nhất của khủng hoảng tài chính toàn cầu.

“Đó là năm mà chiến lược đa dạng hóa thất bại và tất cả mọi loại tài sản đều bị bán ra, một năm của những đau thương vô cùng lớn khi mà cả trái phiếu và cổ phiếu đều bị bán ra. Chẳng có nơi nào để trú ẩn cả”, ông Kim nói.

Số liệu từ Bộ Thương mại Mỹ và đại học Michigan trong thời gian gần đây cho thấy rằng khi mà lạm phát hạ nhiệt, tiêu dùng người dân cũng vậy. Tiêu dùng người dân đóng góp khoảng 70% kinh tế Mỹ.

Doanh số bán nhà mới bất ngờ tăng và niềm tin người tiêu dùng cải thiện.

Tuy nhiên, các số liệu mới được cho rằng sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến kỳ vọng chính sách của Fed, ông Kim dự báo. Theo ông Kim, lạm phát nhìn chung khá dai dẳng và lãi suất sẽ vẫn tiếp tục tăng lên, lãi suất sẽ vẫn ở ngưỡng cao trong thời gian dài hơn.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 176,44 điểm tương đương 0,53% lên 33.203,93 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 22,43 điểm tương đương 0,59% lên 3.844,82 điểm còn chỉ số Nasdaq tăng 21,74 điểm tương đương 0,21% lên 10.497,86 điểm.

Các cổ phiếu trên thị trường châu Âu giảm điểm theo đà đi xuống của thị trường chứng khoán Mỹ và cuối cùng chốt phiên tăng cao khi mà những nỗi sợ kinh tế trở nên lớn hơn so với những lạc quan liên quan đến ngành y tế và ngân hàng.

Thị trường chứng khoán các nước mới nổi hạ 0,99%. Chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương bên ngoài Nhật giảm 1,1% còn chỉ số Nikkei hạ 1,03%.

Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ tăng trở lại sau khi số liệu cho thấy thu nhập cá nhân tăng cao hơn kỳ vọng và lạm phát tháng 10/2022 tại Mỹ sau khi điều chỉnh tăng.

Đồng USD có chút biến động trong phiên nhưng nhìn chung vẫn không thay đổi so với giỏ các loại tiền tệ lớn khác sau hai ngày tăng giá bởi các thành viên thị trường cân nhắc đến khả năng lãi suất tăng cao hơn nữa và duy trì ở ngưỡng cao hơn so với kỳ vọng.

Chỉ số đồng USD giảm 0,11%, đồng euro tăng 0,22%. Đồng USD giao dịch với đồng euro ở mức 1,0616USD/euro. Đồng yên suy yếu 0,36% so với đồng USD ở mức 132,85 yên/USD còn đồng bảng Anh giao dịch gần nhất ở mức 1,2045USD/bảng Anh.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE