Lạm phát tháng 4 và GDP quý 1 khu vực đồng euro chính được công bố: ECB có thể đi trước FED trong việc hạ lãi suất?

Theo dữ liệu được công bố ngày 30/4, lạm phát tháng 4 ở khu vực đồng euro giữ ổn định ở mức 2,4%, trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng trở lại trong quý 1.

Lạm phát tháng 4 và GDP quý 1 khu vực đồng euro chính được công bố: ECB có thể đi trước FED trong việc hạ lãi suất?

Lạm phát toàn phần của khu vực đồng euro tháng 4 ở mức 2,4%, đúng như dự báo của các nhà kinh tế tham gia thăm dò của Reuters. Trên cơ sở hàng tháng, lạm phát toàn phần là 0,6%.

Đây là tháng thứ 7 liên tiếp tỷ lệ lạm phát dưới 3%, mặc dù tỷ lệ này đã tăng nhẹ trong tháng 12 do giá năng lượng tăng.

Lạm phát lõi (không bao gồm năng lượng, thực phẩm, rượu và thuốc lá) giảm từ mức 2,9% trong tháng 3 xuống 2,7% trong tháng 4.

Trong khi đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã tăng 0,3% trong 3 tháng đầu năm, tốt hơn so với dự đoán chung của các nhà kinh tế. GDP trong quý 4 năm 2023 được điều chỉnh từ không tăng trưởng thành giảm 0,1%, có nghĩa là khu vực đồng euro đã rơi vào suy thoái kỹ thuật vào nửa cuối năm ngoái.

Quảng cáo

Theo dữ liệu của LSEG, thị trường đang gia tăng kỳ vọng rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất tại cuộc họp chính sách tiền tệ tiếp theo vào ngày 6/6. Thậm chí, thị trường dự đoán gần 70% khả năng cắt giảm lãi suất trong tháng 6. Tỷ lệ này còn cao hơn trong tháng 7 hoặc tháng 9.

Một loạt thành viên ECB có quyền bỏ phiếu đã trao đổi với CNBC hồi đầu tháng này rằng việc hạ lãi suất vào tháng 6 là có khả năng, để ngăn chặn tình trạng suy thoái quá mức của nền kinh tế khu vực đồng euro. Họ cũng cảnh báo những rủi ro từ giá dầu và biến động ở Trung Đông.

Nhà kinh tế châu Âu Gerardo Martinez tại BNP Paribas cho biết, thực tế lạm phát dịch vụ giảm lần đầu tiên sau 6 tháng là yếu tố quan trọng làm gia tăng niềm tin rằng ECB sẽ hạ lãi suất chính sách vào tháng 6.

Tuy nhiên, ông Martinez lưu ý rằng lạm phát lõi giảm thấp hơn một chút so với dự kiến và sự biến động ở một số lĩnh vực dịch vụ đã làm tăng tỷ lệ lạm phát ở Pháp và Ý.

Vì thế, ông Martinez đánh giá rằng con đường từ nay có thể sẽ gập ghềnh và không có gì là chắc chắn. Ông dự đoán ECB sẽ có tốc độ nới lỏng chậm rãi và thận trọng.

Trong khi đó, loạt số liệu kinh tế được công bố gần đây khiến các nhà đầu tư nghi ngờ việc FED sẽ hạ lãi suất trong kỳ họp tháng 6 tới. Kịch bản nền kinh tế Mỹ không hạ cánh đang được nhiều chuyên gia nhắc tới trong thời gian gần đây thay vì hạ cánh cứng hay hạ cánh mềm như trước đây.

Theo CNBC

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?