Lạm phát tăng thúc đẩy "cơn sốt vàng" quay trở lại, xưởng đúc vàng lớn nhất thế giới nhận đơn hàng gấp 3 lần công suất

Tại quốc gia này, loại hàng hóa được coi là công cụ chống lạm phát đang ghi nhận nhu cầu lớn hơn bao giờ hết.

Xưởng đúc tiền vàng của Áo - một trong những nhà sản xuất vàng thỏi lâu đời nhất và lớn nhất thế giới đang chứng kiến nhu cầu tăng vọt khi người dân đổ xô đi tìm nơi trú ẩn an toàn cho dòng tiền của họ.

“Nhu cầu về vàng chưa bao giờ cao như năm nay” Giám đốc điều hành của xưởng - ông Gerhard Starsich cho biết trong văn phòng trang trí công phu tại một tòa nhà ở Vienna, nơi tiền xu được đúc từ những năm 1830. Đằng sau mặt tiền yên tĩnh của nó là một loạt các xưởng chứa máy móc hiện đại nấu chảy kim loại và đúc ra tiền.

Starsich cho biết: “Hiện tại, tất cả số vàng ra khỏi nhà máy đúc đều đã được bán hết. Chúng tôi có thể bán gấp 3 lần so với số lượng mà chúng tôi có thể sản xuất.”

Bên ngoài tòa nhà, hàng dài người đang xếp hàng để chờ mua vàng, tình trạng này đã kéo dài trong nhiều tháng qua. Trong số những người đứng xếp hàng có bà Renate đã về hưu, một trong số ít người sẵn sàng nói về thói quen mua hàng của mình.

"Tôi thuộc thế hệ cũ. Bất cứ khi nào mọi thứ trở nên bấp bênh, chúng tôi quay lại với những đồng tiền vàng và tự nhủ rằng mình sẽ luôn bán được chúng. Vàng có hệ số an toàn nhất định đối với tôi."

Starsich cho biết khách hàng của họ ở mọi lứa tuổi và mọi tầng lớp xã hội. Khoảng 1/3 doanh số bán hàng của xưởng là cho người nước ngoài.

Quảng cáo
c3-2793.png

Ảnh: Reuters

Xưởng đúc vàng của Áo được thành lập vào năm 1194. Họ cho biết đồng xu vàng Philharmonic nặng một ounce của họ - được đặt theo tên của Dàn nhạc giao hưởng Vienna Philharmonic nổi tiếng thế giới là loại vàng thỏi bán chạy nhất ở châu Âu và Nhật Bản.

Áo là một quốc gia bảo thủ về tài chính, người dân tích trữ tiền mặt và vàng trong thời kỳ khủng hoảng. Họ cũng cho biết thêm nhu cầu về vàng đang ở mức cao nhất kể từ năm 1989.

Ngân hàng Quốc gia Áo, công ty sở hữu của xưởng đúc tiền vàng cho biết người dân bắt đầu mua vàng nhiều hơn kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Họ lưu ý rằng nhu cầu vàng trong nửa đầu năm nay thậm chí cao hơn so với nửa đầu năm 2020 bất chấp giá tăng đã cho thấy sự đổ xô đến một tài sản được coi là nơi trú ẩn an toàn.

Đại dịch, xung đột và lạm phát là những yếu tố đã thúc đẩy doanh số bán hàng tăng trở lại. Vào cuối tháng 11, họ đã bán được hơn 1,8 triệu ounce vàng và đang tiến gần đến mức kỉ lục hơn 2 triệu ounce vàng được thiết lập vào năm 2009 sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Doanh số bán hàng trong tháng 12 cũng sẽ tăng cao vì vàng là một món quà giáng sinh truyền thống. Ông Starsich nói thêm rằng cơn sốt vàng là một hiện tượng toàn cầu đang ghi nhận tại nhiều quốc gia. Giá vàng hiện ở mức khoảng 1.800 USD/ounce, thấp hơn mức đỉnh trên 2.000 USD vào tháng 3 năm nay và tháng 8 năm 2020.

Ông cho biết ông tin rằng nhiều người Áo đang tìm cách đưa vàng vào danh mục đầu tư của họ trong bối cảnh thị trường chứng khoán suy giảm hoặc để đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cũng nghi ngờ tính hữu ích của vàng trong việc chống lại lạm phát.

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chính phủ Mỹ xem xét nới lỏng tác động của thuế ô tô

Mỹ sẽ công bố kế hoạch giảm bớt tác động của thuế ô tô vào ngày 29/4 (giờ địa phương), bằng cách miễn một số loại thuế áp lên linh kiện nước ngoài được lắp ráp trong các xe sản xuất nội địa.

Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ Mỹ xem xét miễn thuế ô tô, giá dầu phản ứng tích cực

Tỷ giá và tăng trưởng yếu khiến Hàn Quốc chậm cán mốc GDP 40.000 USD/người

IMF dự báo Hàn Quốc sẽ đạt được mục tiêu GDP bình quân 40.000 USD vào năm 2027 nhưng trong triển vọng được sửa đổi công bố mới đây, IMF đã đẩy lùi thời gian mục tiêu này thêm 2 năm xuống năm 2029.

Chính thức áp thuế chống bán phá giá tôn mạ xuất xứ Trung Quốc, Hàn Quốc Hàn Quốc: Chủ tịch 4 tập đoàn lớn họp khẩn để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ

Temu tính thuế nhập khẩu vào hóa đơn bán hàng ở Mỹ

Nhà bán lẻ trực tuyến Trung Quốc Temu, vốn nổi tiếng với mức giá cực thấp, đang đánh thuế nhập khẩu cao vào khách hàng Mỹ do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump.

Shein-Temu: Cuộc chiến gay gắt nhằm giành giật người dùng Mỹ yêu thích giá rẻ Ứng dụng Temu có thể bị chặn nếu chưa hoàn thành đăng ký trong tháng 11

Shein Group của Trung Quốc tăng giá nhiều sản phẩm tại Mỹ

Công ty thời trang nhanh Shein Group Ltd. của Trung Quốc vừa tăng giá nhiều sản phẩm tại Mỹ, từ váy áo đến đồ dùng nhà bếp, trước khi các mức thuế mới nhập khẩu giá trị nhỏ chính thức có hiệu lực.

Shein vs Temu: 2 doanh nghiệp Trung Quốc đồng hương đại chiến để tranh giành thị trường Mỹ Shein-Temu: Cuộc chiến gay gắt nhằm giành giật người dùng Mỹ yêu thích giá rẻ