Doanh thu bán lẻ giảm mạnh hơn dự kiến

Doanh thu bán lẻ của Mỹ trong tháng 11/2022 đã giảm 0,6% so với tháng 10/2022 xuống 689,4 tỷ USD, ghi dấu mức giảm lớn nhất kể từ tháng 12/2021, sau khi tăng 1,3% trong tháng 10.

Doanh thu bán lẻ của Mỹ trong tháng 11/2022 giảm mạnh hơn dự kiến, nhưng chi tiêu của người tiêu dùng vẫn được hỗ trợ nhờ sự thắt chặt của thị trường lao động, với số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong 5 tháng.

Doanh thu bán lẻ của Mỹ trong tháng 11/2022 đã giảm 0,6% so với tháng 10/2022 xuống 689,4 tỷ USD, ghi dấu mức giảm lớn nhất kể từ tháng 12/2021, sau khi tăng 1,3% trong tháng Mười. Trước đó, các nhà phân tích đã dự báo doanh số bán hàng chỉ giảm 0,1%.

Các nhà kinh tế lưu ý rằng giá hàng hóa giảm trong tháng 11/2022 có thể ảnh hưởng đến doanh thu bán lẻ trong tháng. Các chương trình giảm giá của các nhà bán lẻ cũng có thể một nhân tố làm giảm doanh thu. Doanh số bán lẻ chủ yếu là hàng hóa và không được điều chỉnh theo lạm phát.

Quảng cáo

Nhà kinh tế Daniel Silver tại JPMorgan nhận định tại thời điểm này, thật khó để biết liệu tình trạng sụt giảm doanh thu trong tháng trước có phải là sự thay đổi cơ bản trong xu hướng hay sự hạ nhiệt không thể tránh khỏi sau đợt tăng mạnh chi tiêu trong tháng 10.

Will Compernolle, nhà kinh tế cấp cao tại FHN Financial ở New York, cho rằng nếu tính đến tình trạng thiểu phát hàng hóa và mức chi tiêu mạnh trong tháng Mười, vẫn còn quá sớm để gọi đây là tín hiệu cho thấy nhu cầu tiêu dùng sụt giảm.

Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định số liệu bi quan về doanh số bán hàng cho thấy chi phí đi vay cao hơn và nguy cơ suy thoái kinh tế đang ảnh hưởng đến chi tiêu hộ gia đình. Các khoản tiết kiệm, vốn giúp người tiêu dùng chống lại lạm phát, đang giảm dần. Tỷ lệ tiết kiệm trong tháng Mười đã xuống 2,3%, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2005.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 14/12 đã tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản lên 4,25-4,5%, mức cao nhất kể từ cuối năm 2007. Lãi suất cao hơn đang gây sức ép cho hoạt động sản xuất. Một báo cáo riêng từ Fed cho thấy sản lượng sản xuất đã giảm 0,6% trong tháng 11/2022.

Kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,9% trong quý 3/2022 sau khi thu hẹp trong nửa đầu năm nay.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chứng khoán thế giới đa phần tăng điểm bất chấp số liệu kinh tế trái chiều

Chứng khoán Phố Wall mở cửa giảm mạnh sau khi số liệu chính phủ cho thấy kinh tế Mỹ quý I/2025 suy giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, làm gia tăng lo ngại về nguy cơ suy thoái.

Chứng khoán châu Á khởi đầu tuần thận trọng do bất ổn thương mại Công ty chứng khoán điểm tên nhiều cổ phiếu hấp dẫn, có thể “xuống tiền”

Chính phủ Mỹ xem xét nới lỏng tác động của thuế ô tô

Mỹ sẽ công bố kế hoạch giảm bớt tác động của thuế ô tô vào ngày 29/4 (giờ địa phương), bằng cách miễn một số loại thuế áp lên linh kiện nước ngoài được lắp ráp trong các xe sản xuất nội địa.

Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ Mỹ xem xét miễn thuế ô tô, giá dầu phản ứng tích cực

Tỷ giá và tăng trưởng yếu khiến Hàn Quốc chậm cán mốc GDP 40.000 USD/người

IMF dự báo Hàn Quốc sẽ đạt được mục tiêu GDP bình quân 40.000 USD vào năm 2027 nhưng trong triển vọng được sửa đổi công bố mới đây, IMF đã đẩy lùi thời gian mục tiêu này thêm 2 năm xuống năm 2029.

Chính thức áp thuế chống bán phá giá tôn mạ xuất xứ Trung Quốc, Hàn Quốc Hàn Quốc: Chủ tịch 4 tập đoàn lớn họp khẩn để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ

Temu tính thuế nhập khẩu vào hóa đơn bán hàng ở Mỹ

Nhà bán lẻ trực tuyến Trung Quốc Temu, vốn nổi tiếng với mức giá cực thấp, đang đánh thuế nhập khẩu cao vào khách hàng Mỹ do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump.

Shein-Temu: Cuộc chiến gay gắt nhằm giành giật người dùng Mỹ yêu thích giá rẻ Ứng dụng Temu có thể bị chặn nếu chưa hoàn thành đăng ký trong tháng 11