Lạm phát leo thang, niềm tin kinh doanh và tiêu dùng ở Canada suy yếu

Người tiêu dùng Canada có xu hướng hạn chế chi tiêu cho sở thích cá nhân còn các chủ doanh nghiệp nước này cũng có tâm lý lo ngại hơn trước bối cảnh kinh tế nhiều thách thức.

Ngân hàng Trung ương Canada cho biết ngày càng có nhiều người tiêu dùng tại nước này dự định cắt giảm chi tiêu hoặc hoãn mua hàng, trong bối cảnh lạm phát leo thang và lãi suất tăng cao.

Kết luận trên được đưa ra dựa trên cuộc khảo sát được tiến hành từ ngày 27/10-17/11/2022 với các cuộc phỏng vấn kế tiếp được thực hiện trong tháng 11 và 12/2022.

Dữ liệu từ cuộc khảo sát đối với người tiêu dùng Canada trong quý 4/2022 cho thấy những người có các khoản thế chấp lãi suất thay đổi hoặc các khoản nợ khác đang cảm thấy bị ảnh hưởng bởi lãi suất cao hơn.

Người tiêu dùng có xu hướng hạn chế chi tiêu cho sở thích cá nhân, chẳng hạn dịch vụ giải trí, để có thể chi trả cho các nhu yếu phẩm. Họ cũng dự kiến tạm hoãn các giao dịch mua lớn hơn như mua xe, trong đó có ý kiến cho rằng mức lãi suất 8% cho khoản vay mua ôtô là quá cao.

Kết quả khảo sát cho thấy người tiêu dùng đã giảm mua hàng loạt mặt hàng và dịch vụ để đối phó với lạm phát cao và lãi suất tăng.

Bên cạnh đó, giá lương thực cao gây lo ngại đặc biệt đối với các hộ gia đình. Ngoài việc giảm chi tiêu cho các hàng hóa và dịch vụ khác, thói quen mua sắm của người tiêu dùng Canada đang thay đổi, theo đó họ có xu hướng lựa chọn các nhãn hiệu rẻ hơn, mua với số lượng lớn và tìm kiếm ưu đãi. Người tiêu dùng tại quốc gia Bắc Mỹ này đang có xu hướng thận trọng hơn trong chi tiêu.

Trong khi đó, kết quả một cuộc khảo sát khác do Ngân hàng trung ương Canada công bố cùng ngày cho thấy các chủ doanh nghiệp nước này cũng có tâm lý lo ngại hơn trước bối cảnh kinh tế nhiều thách thức.

Ngân hàng này đã công bố kết quả Khảo sát triển vọng kinh doanh (BOS) quý 4/2022 và khảo sát Pulse đối với các lãnh đạo doanh nghiệp - được thực hiện từ tháng 10/2022 -1/2023 ngay trước thềm đợt tăng lãi suất đầu tiên của năm.

Kết quả khảo sát phản ánh thực tế lãi suất tăng đang làm giảm kỳ vọng bán hàng và kế hoạch đầu tư của các công ty.

Các công ty cho biết lạm phát cao làm xói mòn sức chi tiêu của người tiêu dùng, trong khi mối lo ngại suy thoái đang "phủ bóng" lên kỳ vọng kinh doanh.

Quảng cáo

Ngân hàng trung ương cho biết số lượng doanh nghiệp ghi nhận doanh số bán hàng giảm trong năm 2022 nhiều hơn mức thông thường.

Kết quả hầu hết các câu hỏi khảo sát dùng để tính chỉ số BOS đều giảm. Chỉ số BOS đã giảm trong quý 4/2022 xuống gần bằng 0.

Ngân hàng trung ương Canada cho biết mức này thấp hơn một chút so với mức trung bình 10 năm qua, cho thấy niềm tin kinh doanh có phần yếu hơn bình thường.

Theo khảo sát, hầu hết các công ty dự đoán Canada sẽ rơi vào suy thoái trong vòng 12 tháng tới, nhưng phần lớn cho rằng suy thoái sẽ ở mức độ nhẹ.

Hiện các công ty không thực hiện bất kỳ thay đổi lớn nào đối với hoạt động kinh doanh để đề phòng khả năng suy thoái kinh tế.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đang thắt chặt ngân sách hoặc tạm dừng các dự án mở rộng.

Một số công ty cho rằng suy thoái kinh tế sẽ giúp giảm bớt những thách thức về chuỗi cung ứng, tình trạng thiếu lao động và áp lực chi phí.

Hầu hết các doanh nghiệp nhận thấy nguyên nhân suy thoái kinh tế là lãi suất tăng và giá cả cao làm giảm khả năng chi tiêu của các hộ gia đình.

Năm 2022, Ngân hàng Trung ương Canada đã thực hiện cả đợt tăng lãi suất tích lũy lớn nhất, tới 400 điểm cơ bản, và lãi suất chính sách cao nhất, với 4,25%.

Các nhà phân tích thị trường dự kiến mức tăng nhẹ 25 điểm cơ bản sẽ được công bố vào cuộc họp chính sách ngày 25/1.

Vào tháng 6/2022, chỉ số giá tiêu dùng của Canada tăng ở mức đỉnh 8,1% so với cùng kỳ năm 2021 và duy trì ở mức cao 6,8% từ tháng 11/2022.

Theo Vietnamplus Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5

Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Việt Nam-Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng cấp Bộ trưởng

Trung Quốc giảm lãi suất cho vay lần đầu tiên trong 7 tháng

Trung Quốc ngày 20/5 đã cắt giảm 10 điểm cơ bản đối với các lãi suất cho vay chủ chốt, trong bối cảnh đồng NDT mạnh hơn và căng thẳng thương mại dịu bớt tạo điều kiện nới lỏng tiền tệ.

Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump Tín dụng khởi sắc, lãi suất huy động có thể tăng dần về cuối năm

Nhật Bản: Goldman Sachs dẫn đầu khối ngân hàng ngoại sau nhiều biến động

Mặc dù lợi nhuận giảm, chi nhánh Nhật Bản của Goldman Sachs vẫn là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong số các ngân hàng nước ngoài chốt sổ vào tháng 12/2024.

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm Goldman Sachs hạ dự báo giá dầu do lo ngại tăng trưởng kinh tế Mỹ

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp cho dù tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ bậc tín nhiệm của Mỹ do lo ngại về gánh nặng nợ công lớn.

Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á