Không ngừng lên điểm, Dow Jones có chuỗi ngày tăng điểm dài nhất trong 6 năm

Buổi họp chính sách chuẩn bị diễn ra của Fed cũng sẽ được coi như “phép thử” với đà tăng giá của thị trường. Fed dự kiến sẽ nâng lãi suất 0,25%.

Phiên giao dịch ngày thứ Hai, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng và như vậy có chuỗi thời gian tăng điểm dài nhất tính từ tháng 2/2017.

Thị trường như vậy đã có phiên tăng điểm khởi đầu cho tuần công bố kết quả kinh doanh đầy bận rộn cũng như đón nhận quyết định chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones tăng 183,55 điểm tương đương 0,52% lên 35.411,24 điểm. Chỉ số Dow Jones như vậy đã có 11 phiên tăng liên tiếp. Chỉ số S&P 500 tăng 0,4% lên 4.554,64 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 0,19% lên 14.058,87 điểm.

Cổ phiếu công nghệ lên điểm mạnh kéo chỉ số S&P 500 tăng điểm. Chỉ số cổ phiếu của ngành tăng khoảng 1,7% sau khi giá dầu và xăng giao tương lai chạm ngưỡng cao nhất trong 3 tháng ngay trong phiên ngày thứ Hai.

Cổ phiếu Chevron tăng gần 2% sau khi hãng năng lượng lớn này công bố kết quả kinh doanh quý 2/2023 tốt hơn so với kỳ vọng của các chuyên gia.

Thị trường nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp tục tăng điểm mạnh hơn nữa sau khi chỉ số Dow Jones tăng điểm đã 10 phiên. Phiên ngày thứ Sáu, chỉ số Dow Jones tăng 2,51 điểm và như vậy có chuỗi thời gian tăng điểm dài nhất tính từ tháng 8/2017. Tính cả tuần, chỉ số S&P 500 tăng 0,7% còn chỉ số Nasdaq hạ 0,6%.

“Cho đến nay, không có dấu hiệu nào của một đợt suy thoái kinh tế. Chính vì vậy, chừng nào không có bằng chứng của suy thoái kinh tế, nhà đầu tư sẽ vẫn mua vào cổ phiếu”, chuyên gia quản lý quỹ tại Neuberger Berman – ông Steve Eisman phân tích.

Quảng cáo

Hiện tại, nhiều thành viên thị trường đang dự báo về một tuần công bố kết quả kinh doanh đầy sôi động, ngoài ra buổi họp chính sách chuẩn bị diễn ra của Fed cũng sẽ được coi như “phép thử” với đà tăng giá của thị trường. Fed dự kiến sẽ nâng lãi suất 0,25% vào cuối cuộc họp vào ngày thứ Tư.

Nhà đầu tư sẽ đón nhận tuyên bố từ chủ tịch Fed để có thể hiểu được quan điểm của ngân hàng trung ương về việc điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trong nỗ lực giúp kinh tế “hạ cánh mềm”.

Phiên giao dịch ngày thứ Hai, giá dầu tăng khoảng hơn 2% lên ngưỡng cao nhất trong 3 tháng khi mà thông tin mới công bố cho thấy nguồn cung hạn chế, nhu cầu xăng dầu của Mỹ tăng cao và những hy vọng vào khả năng Trung Quốc công bố gói kích cầu kinh tế mới và hoạt động mua vào kỹ thuật, theo nội dung bài báo mới được Reuters đăng tải.

Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tăng 1,67USD/thùng tương đương 2,1% lên mức 82,74USD/thùng trên thị trường London. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI tăng 1,67USD/thùng tương đương 2,1% lên 78,74USD/thùng.

Đây là ngưỡng đóng cửa cao nhất của dầu Brent tính từ ngày 19/4 và dầu WTI tính từ ngày 24/4/2023, cả hai loại dầu này đã rơi vào ngưỡng quá mua, giá chốt phiên hiện đang ở cao hơn ngưỡng trung bình của 200 ngày giao dịch.

Giám đốc bộ phận năng lượng tại ngân hàng Mizuho, ông Bob Yawger, phân tích rằng việc giá cả trên thị trường dầu lên cao hơn ngưỡng trung bình của 200 ngày giao dịch đã tạm thời chặn mọi hoạt động mua đầu cơ và nhà đầu tư mới vào thị trường.

Cả hai loại giá dầu thô đã tăng 4 tuần liên tiếp, nguồn cung dự kiến còn tiếp tục chịu hạn chế hơn nữa khi mà Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước liên minh như Nga tiếp tục cắt giảm sản lượng.

Sự tăng giá không ngừng của dầu phản ánh cho tình trạng nguồn cung thắt chặt khi mà các biện pháp cắt giảm sản lượng của Saudi Arabia ảnh hưởng đến thị trường dù rằng nhu cầu dầu, căng và nhiên liệu máy bay của mùa hè tăng cao hơn so với kỳ vọng, theo nhận định của Citi Research.

Nhu cầu cao hơn và những nỗi lo về nguồn cung đã đẩy giá xăng lên ngưỡng cao nhất tính từ tháng 10/2022.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng

Phiên cuối tuần ngày 23/5 đã chứng kiến giá dầu tăng nhẹ nhờ lực mua kỹ thuật trước kỳ nghỉ lễ dài ngày tại Mỹ và tín hiệu không mấy lạc quan về đàm phán giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân.

Đàm phán Mỹ-Trung thúc đẩy giá dầu châu Á đi lên Giá dầu tăng 1,5% khi Mỹ-Trung Quốc dịu bớt căng thẳng thuế quan

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp cho dù tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ bậc tín nhiệm của Mỹ do lo ngại về gánh nặng nợ công lớn.

Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á