Khoảng 7.300 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn có rủi ro cao, không trả được nợ gốc đúng hạn trong tháng 8/2024

VIS Rating vừa có báo cáo về thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tháng 7/2024. Theo VISRating, tổng giá trị gốc các trái phiếu phát sinh mới chậm trả trong kỳ là 1,24 nghìn tỷ đồng, số lượng phát hành mới ở mức 42,8 nghìn tỷ đồng.

Tỷ lệ trái phiếu chậm trả lũy kế giảm xuống mức 15,1% so với 15,6% tháng trước, chủ yếu do tổng giá trị trái phiếu lưu hành tăng lên. Trái phiếu phát hành mới tháng 7/2024 đạt 42,8 nghìn tỷ đồng, tổng phát hành mới tính từ đầu năm 2024 đạt 202,4 nghìn tỷ đồng.

Tỷ lệ vòng quay TPDN trên thị trường thứ cấp (giá trị giao dịch/tổng giá trị lưu hành) giảm nhẹ xuống mức 7% trong tháng 7/2024 từ mức 8% trong tháng trước. Cụ thể:

Chậm trả gốc/lãi

Theo VIS Rating, về chậm trả gốc/lãi phát sinh mới trong tháng 07/2024 thấp hơn tháng 06/2024. Trong tháng 7/2024 có 5 trái phiếu công bố chậm trả lần đầu phát hành bởi CTCP Đầu tư và Xây dựng Sunrise Việt Nam (Sunrise), Công ty TNHH Đầu tư Big Gain và một doanh nghiệp khác với tổng giá trị TPDN lưu hành là 1,24 nghìn tỷ đồng, giá trị thấp hơn so với tháng trước.

Trong đó, có Sunrise lần đầu chậm trả trái phiếu.

screen-shot-2024-08-15-at-14.57.48.png

Công ty TNHH Đầu tư Big Gain chậm trả gốc trái phiếu đến hạn là 438 tỷ đồng do chỉ trả được 562 tỷ đồng trên tổng 1.000 tỷ đồng trái phiếu đến hạn vào 30/07/2024.

CTCP Đầu tư và Xây dựng Sunrise Việt Nam chậm trả lần đầu cả dư nợ gốc và lãi đến hạn vào 15/07/2024. Sau đó, vào ngày 01/08/2024, công ty được trái chủ chấp thuận gia hạn thời gian đáo hạn thêm 2 năm nữa sang ngày 15/07/2026.

Tỷ lệ trái phiếu chậm trả toàn thị trường cuối tháng 7/2024 ở mức 15,1%, giảm so với mức 15.6% ở cuối tháng 6/2024.

Trong tháng 7/2024, 1,5 nghìn tỷ đồng nợ gốc trái phiếu chậm trả được thanh toán cho trái chủ, tỷ lệ thu hồi trái phiếu chậm trả tăng lên mức 18,5%. Có 5 TCPH đã thanh toán một phần dư nợ gốc trái phiếu chậm trả với tổng giá trị là 1,5 nghìn tỷ đồng thuộc các lĩnh vực Dịch vụ, Bất động sản dân cư và Xây dựng. Dư nợ trái phiếu còn lại của các TCPH này ở ngưỡng 2,3 nghìn tỷ đồng.

Phần lớn giá trị hoàn trả trái phiếu chậm trả gốc, lãi trong tháng 7/2024 thuộc nhóm Bất động sản dân cư là Công ty TNHH No Va Thảo Điền. Từ 2023 đến 07/2024, Công ty TNHH No Va Thảo Điền đã trả được 15% dư nợ trái phiếu chậm trả thông qua hình thức hoán đổi tài sản. Tỷ lệ thu hồi nợ tăng thêm 0,4% lên mức 18,5% ở cuối tháng 07/2024.

screen-shot-2024-08-15-at-14.52.29.png
Quảng cáo

Cũng trong tháng 07, một nhà cung cấp mở thủ tục phá sản đối với CTCP Đầu tư LDG. Hành động này có thể ảnh hưởng tới lợi ích của các trái chủ hiện tại của LDG. TCPH này hiện vẫn đang chậm trả một lô trái phiếu trị giá 186 tỷ đồng và chưa trả lãi coupon cho trái chủ kể từ tháng 02/2023.

Trái phiếu có rủi ro cao

Giá trị trái phiếu đáo hạn có rủi ro cao trong tháng 08/2024 cao hơn so với tháng 7/2024 do số trái phiếu đáo hạn tháng 8/2024 cao gấp 3 lần so với tháng 7/2024.

Trong tháng 8/2024, VIS Rating ước tính khoảng 7,3 nghìn tỷ đồng trong số 18,6 nghìn tỷ đồng trái phiếu đáo hạn có rủi ro cao không trả được nợ gốc đúng hạn, chủ yếu từ các ngành Bất động sản dân cư và Năng lượng. Con số 7,3 nghìn tỷ đồng tăng so với tháng trước là do lượng đáo hạn trong tháng 08/2024 cao gấp 3 lần so với tháng 07/2024.

screen-shot-2024-08-15-at-14.53.13.png

Trong số trái phiếu đáo hạn có rủi ro cao của tháng 8/2024, 4,3 nghìn tỷ đồng trái phiếu do các công ty thuộc nhóm ngành Xây dựng và Bất động sản dân cư phát hành, cụ thể là Nova Land, Đại Thịnh Phát là các TCPH đã chậm trả nhiều trái phiếu kể từ năm 2023. Số còn lại được phát hành bởi một công ty thuộc nhóm ngành Dịch vụ. Tính đến ngày báo cáo, công ty này chưa công bố số liệu tài chính năm 2023 theo yêu cầu trên cổng thông tin của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Trong 12 tháng tới, khoảng 20% trong tổng giá trị 259 nghìn tỷ đồng sẽ đáo hạn có rủi ro cao bị chậm trả, 90% trong số đó đã từng chậm trả lãi coupon ít nhất một lần và đang có tỷ lệ đòn bẩy rất cao, nguồn tiền mặt thấp và biên EBITDA thấp.

Tháng 7 có 42,8 nghìn tỷ đồng phát hành mới

Về phát hành mới, tháng 7 phát hành ở mức 42,8 nghìn tỷ đồng thấp hơn 82,4 nghìn tỷ đồng ở tháng 06/2024. Trong số trái phiếu do nhóm Ngân hàng phát hành trong tháng 7/2024, 55% là trái phiếu nợ thứ cấp do Ngân hàng TMCP Quân Đội, Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Nam Á và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam phát hành có kỳ hạn bình quân 7,1 năm và lãi suất từ 5,9% đến 7,5% trong năm đầu tiên, thả nổi các năm tiếp theo với mức chênh từ 1,2% đến 2,8% so với tham chiếu.

screen-shot-2024-08-15-at-14.53.54.png

Các trái phiếu nợ ưu tiên khác do các ngân hàng khác phát hành có kỳ hạn 3 năm với lãi suất cố định trong cả kỳ từ 4,6% đến 5,5%.

Trong nửa đầu năm 2024, lượng phát hành trái phiếu mới lên tới 202,4 nghìn tỷ đồng, trong đó 70% được phát hành bởi khối Ngân hàng.

VIS Rating cho biết, thanh khoản trên thị trường thứ cấp giảm nhẹ trong tháng 7/2024, giảm từ mức 8% trong tháng 6 xuống 7% trong tháng 7/2024.

Trong tháng 7/2024 các trái phiếu được giao dịch phổ biến là ngắn hạn, hơn 80% giá trị giao dịch trong tháng là của các trái phiếu có kỳ hạn còn lại từ 1 – 3 năm. Lợi suất giao dịch của trái phiếu Ngân hàng có chất lượng tín nhiệm “Trên Trung bình” trong tháng 7/2024 không thay đổi đáng kể so với tháng trước.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tài chính

Thị trường lấy lại xu hướng tăng ngắn hạn trong ngày đáo hạn phái sinh

Trong khi các thị trường chứng khoán châu Á đều phản ứng tích cực sau quyết định hạ 0,5% lãi suất của FED, thị trường Việt Nam lại chỉ tăng điểm vừa phải do vướng những diễn biến của ngày đáo hạn phái sinh. Dù vậy, chỉ số VN-Index vẫn kịp thời lấy lại xu hướng tăng ngắn hạn sau 3 phiên tăng liên tiếp.

Cổ phiếu Chứng khoán hút tiền, thị giá HCM lên cao nhất năm 2024 Thông tư gỡ nút thắt Pre-funding có hiệu lực thi hành từ ngày 02/11/2024

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm Big 4 cuối tháng 8/2024

Khảo sát nhanh biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại quầy dành cho khách hàng cá nhân tại Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank cho thấy, lãi suất huy động cho các khách hàng này dao động từ 0,1 - 4,8%/năm.

Loạt ngân hàng vào cuộc giảm mạnh lãi suất cho khách hàng chịu thiệt hại vì bão Yagi Khi nào tổ chức tín dụng được cho vay đặc biệt lãi suất 0%, không tài sản bảo đảm?

Thông tư gỡ nút thắt Pre-funding có hiệu lực thi hành từ ngày 02/11/2024

Bộ Tài chính đã chính thức ban hành thông tư 68 cho phép nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được phép giao dịch không cần ký quỹ trước 100%. Thông tư sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 02/11.

Nhận nhiều ý kiến đồng thuận, thông tư về "Pre-funding" sẽ sớm được ban hành SSI Research: Thông tư cho phép Pre-funding sẽ sớm có hiệu lực trong quý IV/2024

Cổ phiếu Chứng khoán hút tiền, thị giá HCM lên cao nhất năm 2024

Nối tiếp phiên tăng gần 20 điểm, các nhóm ngành vẫn thể hiện được sự tích cực trên thị trường trong đó nhóm cổ phiếu Chứng khoán là điểm sáng nhất nhờ kỳ vọng sớm triển khai các giải pháp Pre-funding từ cơ quan quản lý.

Tăng gần 20 điểm, thị trường vực lại niềm tin Trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chỉ nên là “sân chơi của người chuyên nghiệp”

Chủ tịch Dragon Capital: “Tôi không đồng ý với quan điểm đầu tư ngắn hạn là đầu cơ”

Theo ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital, nhà đầu tư 100 năm và nhà đầu tư 1 ngày đều là nhà đầu tư. Nhà đầu tư 1 triệu và nhà đầu tư 1 tỷ cũng đều là nhà đầu tư. Ông không đồng ý với quan điểm đầu tư ngắn hạn là đầu cơ.

Chứng khoán VIX “ế” gần 80 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông Chứng khoán Việt Tín muốn đổi tên, tăng vốn 22 lần, lên 3.000 tỷ đồng

Áp lực thanh khoản vơi bớt, đà tăng lãi suất huy động chững lại

Đà tăng của lãi suất huy động chững lại trong bối cảnh áp lực lạm phát và áp lực thanh khoản hệ thống đã vơi bớt sau những nỗ lực can thiệp của Ngân hàng Nhà nước.

Loạt ngân hàng vào cuộc giảm mạnh lãi suất cho khách hàng chịu thiệt hại vì bão Yagi Khi nào tổ chức tín dụng được cho vay đặc biệt lãi suất 0%, không tài sản bảo đảm?