"Kho vàng tỷ đô" được gần 1/2 thế giới ưa chuộng: Mỹ, Trung Quốc mạnh tay săn lùng, Việt Nam thống trị nguồn cung toàn cầu

Mỗi tháng nước ta thu về hàng trăm triệu USD từ mặt hàng này.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt điều của nước ta đạt 64.310 tấn với trị giá thu về hơn 358 triệu USD trong tháng 10, tăng 13,3% về lượng và tăng 15,5% về trị giá so với tháng 9/2023. Tính chung trong 10 tháng đầu năm, nước ta đã xuất khẩu 516.868 tấn hạt điều với trị giá thu về hơn 2,9 tỷ USD, tăng mạnh 21,8% về lượng và tăng 15,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

1-6223.png

Giá xuất khẩu bình quân đạt 5.712 USD/tấn, giảm nhẹ 5% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong số các thị trường xuất khẩu của hạt điều Việt Nam, Mỹ là thị trường đứng đầu, đồng thời hạt điều Việt cũng cực kỳ được ưa chuộng tại quốc gia này. Cụ thể xuất khẩu hạt điều sang Mỹ trong 10 tháng đầu năm đạt 129.805 tấn với trị giá thu về hơn 732 triệu USD, tăng 8,4% về lượng và tăng 4,5% về trị giá so với 10 tháng đầu năm 2022, là một trong những mặt hàng ghi nhận tăng trưởng dương xuất khẩu sang Mỹ.

2-7890.png
Quảng cáo

Giá xuất khẩu bình quân sang Mỹ trong 10 tháng đầu năm đạt 5.646 USD/tấn, giảm nhẹ 3,7% so với cùng kỳ.

Bên cạnh Mỹ là thị trường lớn nhất, hạt điều của Việt Nam còn xuất sang Trung Quốc và Hà Lan và các quốc gia châu Âu khác với mức tăng trưởng rất mạnh. Tính đến nay, hạt điều của nước ta đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm.

Mỹ là một quốc gia tiêu thụ hạt điều hàng đầu trên thế giới và là một quốc gia có sự đòi hỏi về mặt chất lượng khá cao đối với hàng hóa nhập khẩu vào trong nước. Hạt điều của Việt Nam đang có chỗ đứng trên thị trường Mỹ với vị thế cạnh tranh khá cao. So với hạt điều của các nước trên thế giới thì hạt điều Việt Nam được đánh giá có chất lượng thì vượt trội hơn hẳn.

Nhiều năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu nhân điều của Việt Nam luôn giữ vững vị trí số một thế giới, với giá trị khoảng 3 tỷ USD/năm. Năm 2022, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 519.782 tấn, trị giá 3,08 tỷ USD, giảm 10,3% về lượng, giảm 15,1% về giá trị so với năm 2021. Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí số 1 thế giới 16 năm liền về xuất khẩu điều nhân khi chiếm tới 80% tổng sản lượng toàn cầu.

Việt Nam được xem là quốc gia sản xuất hạt điều hàng đầu thế giới với tỉnh Bình Phước được xem là “thủ phủ” điều của Việt Nam khi chiếm tới hơn 50% diện tích và 50% sản lượng điều của cả nước.

Trên địa bàn Bình Phước hiện có hơn 152.000ha điều, sản lượng 170.000 tấn/năm. Do điều kiện tự nhiên phù hợp, đồng thời người dân đưa vào canh tác các giống điều cao sản, thích hợp với tiểu vùng sinh thái, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào thâm canh, chăm sóc giúp năng suất cây điều của Bình Phước đạt cao.

Dự báo trong quý 4/2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sẽ nhích lên nhờ yếu tố chu kỳ và nhu cầu nhập khẩu từ Mỹ, EU tăng phục vụ tiêu dùng các dịp lễ cuối năm. Với kết quả xuất khẩu đến thời điểm này đang tăng trưởng cao, gần như chắc chắn xuất khẩu điều cả năm sẽ vượt mục tiêu 3,1 tỷ USD đề ra từ đầu năm, dự báo có thể đạt 3,3 tỷ USD.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giải mã thông điệp được gửi gắm trong bộ sưu tập Vàng 24K năm Ất Tỵ của DOJI

Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ, hệ sinh thái sản phẩm vàng 24K năm Ất Tỵ của DOJI còn chứa đựng những thông điệp tinh thần độc đáo, gợi mở hành trình chinh phục thành công và thịnh vượng trong năm mới.

Giá vàng thế giới nối dài đà tăng Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, đề xuất chính sách thuế nhằm hạn chế đầu cơ bất động sản

Giá dầu chạm mức cao nhất 4 tháng do lo ngại gián đoạn nguồn cung từ Nga

Giá dầu phiên 13/1 đạt mức cao nhất trong bốn tháng, chủ yếu do dự đoán rằng các lệnh trừng phạt mở rộng của Mỹ đối với dầu Nga sẽ buộc khách mua ở Ấn Độ và Trung Quốc tìm kiếm các nguồn cung khác.

Giá dầu đi ngang dưới tác động giằng co từ hai phía cung cầu Giá dầu thế giới tăng trước thời tiết lạnh ở Mỹ và châu Âu

Giá dầu đi ngang dưới tác động giằng co từ hai phía cung cầu

Giá dầu gần như đi ngang trong phiên giao dịch 9/1 tại châu Á giữa dự đoán nhu cầu nhiên liệu mùa Đông cao và mức tăng lớn trong lượng nhiên liệu dự trữ của Mỹ cũng như những lo ngại về kinh tế vĩ mô.

Lo ngại về nguồn cung đẩy giá dầu đi lên Giá dầu châu Á phục hồi nhờ nguồn cung hạn chế và nhu cầu tăng