Ifo: Suy thoái kinh tế của Đức sẽ nhẹ hơn so với dự đoán

Ngày 14/12, Viện kinh tế Ifo của Đức nhận định rằng, suy thoái kinh tế của Đức dự kiến sẽ nhẹ hơn so với những dự đoán trước đây.

Đây là viện kinh tế lớn đầu tiên đưa ra triển vọng tươi sáng hơn cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Ifo cho biết, tăng trưởng kinh tế Đức dự kiến sẽ giảm 0,1% vào năm 2023, so với mức dự đoán được đưa ra trước đó là giảm 0,3%.

Giá năng lượng tăng vọt sau cuộc xung đột ở Ukraine (U-crai-na) đã khiến lạm phát của Đức tăng cao ngất ngưởng, gây tổn hại cho người tiêu dùng và các ngành công nghiệp phụ thuộc vào xuất khẩu của Đức.

Quảng cáo

Tuy nhiên, lạm phát của nền kinh tế “đầu tàu” châu Âu dự kiến sẽ giảm từ mức 7,8% vào năm 2022 xuống còn 6,4% vào năm 2023, khi các biện pháp hạn chế giá năng lượng của chính phủ có hiệu lực.

Ifo lưu ý rằng, nhu cầu đối với hàng hóa trong lĩnh vực sản xuất của Đức vẫn tăng trưởng mạnh. Timo Wollermershaeuser, trưởng bộ phận dự báo tại Ifo, lưu ý rằng sản lượng công nghiệp của Đức đã đạt mức tăng trưởng tốt hơn mong đợi 0,4% trong quý III/2022. Mặc dù hai quý tiếp theo có khả năng mức tăng trưởng này sẽ bị thu hẹp, nhưng sau đó, mọi thứ sẽ bắt đầu phục hồi trở lại. Ông Wollermershaeuser dự đoán mức tăng trưởng sản lượng công nghiệp Đức năm 2024 là 1,6%.

Triển vọng tích cực của Ifo được đưa ra một ngày sau khi một cuộc khảo sát được theo dõi chặt chẽ mới đây cho thấy, lòng tin của nhà đầu tư Đức tăng trở lại vào tháng 12/2022. Chỉ số kỳ vọng kinh tế tháng 12 của viện kinh tế ZEW tăng 13,4 điểm so với tháng 11, mức tăng thứ ba liên tiếp sau nhiều tháng sụt giảm.

Chính phủ Đức đã công bố gói hỗ trợ trị giá 200 tỷ euro (210 tỷ USD) để giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng, bao gồm cả việc giảm giá khí đốt cho các doanh nghiệp và hộ gia đình. Tuy nhiên, Chính phủ Đức dự kiến nền kinh tế nước này sẽ suy giảm 0,4% vào năm 2023.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á

Trong phiên giao dịch 19/5, thị trường chứng khoán châu Á đi xuống, khi các dữ liệu kinh tế của Trung Quốc cho thấy nền kinh tế trong nước vẫng đang gặp khó khăn

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5 Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4

Mỹ tuyên bố 'cứng', doạ áp mức thuế tối đa với các quốc gia không “thiện chí” đàm phán thương mại

Theo Financial Times, chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế tối đa đã từng đe dọa trước đó đối với các quốc gia không đàm phán “một cách thiện chí”.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Mỹ sẽ thông báo mức thuế mới cho nhiều đối tác trong 2-3 tuần tới

Tổng thống Mỹ yêu cầu Walmart "gánh chịu thuế quan" thay vì tăng giá

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Walmart nên "gánh chịu thuế quan", thay vì đổ lỗi cho các loại thuế chính quyền của ông áp đặt lên hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân khiến nhà bán lẻ này tăng giá.

Chủ tịch FED bác bỏ khả năng cắt giảm lãi suất sớm để giảm tác động của thuế quan Mỹ thu về 500 triệu USD mỗi ngày từ thuế quan, đạt 16 tỷ USD riêng trong tháng 4/2025

Chứng khoán Mỹ: Một tuần khởi sắc

Chứng khoán Phố Wall tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 16/5, góp phần vào đà tăng của cả tuần nhờ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hạ nhiệt và hy vọng về khả năng có thêm các thoả thuận thương mại.

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5 Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 14/5 do các nhà đầu tư khó duy trì đà tăng mạnh từ Phố Wall hôm trước bởi Mỹ và Trung Quốc hạ nhiệt căng thẳng thương mại.

Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm sau đàm phán thương mại Mỹ - Trung Mỹ-Trung cắt giảm thuế quan tạm thời, chứng khoán châu Á tăng mạnh