Hơn trăm nghìn nhân lực ngành công nghệ Mỹ bị sa thải sẽ đi đâu?

Riêng từ đầu năm 2023 cho đến nay, các doanh nghiệp công nghệ Mỹ đã sa thải ít nhất 118.000 nhân viên. Làn sóng sa thải, đáng tiếc, được các chuyên gia công nghệ dự báo sẽ vẫn còn tiếp diễn.

Ảnh: Forbes
Ảnh: Forbes

Theo báo Economist, để có thể hiểu được những thay đổi đang diễn ra tại “thủ phủ” ngành công nghệ nước Mỹ Silicon Valley trong những tháng gần đây, hãy nhìn vào tuyên bố của tỷ phú Mark Zuckerberg vào tháng 2/2023, khi đó, ông Zuckerberg nói rằng năm 2023 sẽ là năm của hiệu quả.

Không lâu sau đó, người ta đã thực sự hiểu, tỷ phú nói “hiệu quả” nghĩa là như thế nào. Ngày 14/3/2023, tập đoàn công nghệ Meta do tỷ phú Zuckerberg điều hành thông báo sẽ sa thải khoảng 10.000 nhân viên sau khi đuổi việc khoảng 11.000 nhân viên vào tháng 11/2022.

Và không chỉ riêng Meta sa thải nhân viên. Ngày 20/3/2023, Amazon - một doanh nghiệp công nghệ hàng đầu khác cũng công bố sa thải ước tính khoảng 9.000 nhân viên sau khi vào năm ngoái đã cho 18.000 nhân viên nghỉ việc.

Riêng từ đầu năm 2023 cho đến nay, các doanh nghiệp công nghệ Mỹ đã sa thải ít nhất 118.000 nhân viên. Làn sóng sa thải, đáng tiếc, được các chuyên gia công nghệ dự báo sẽ vẫn còn tiếp diễn.

Ngày 24/3/2023, doanh nghiệp kinh doanh phần mềm Salesforce cũng phát đi thông điệp công ty sẽ tiếp tục sa thải thêm sau khi đã đuổi việc hơn 8.000 người trong tháng 1/2023.

Khi hàng loạt quyết định sa thải nhân viên ngành công nghệ được đưa ra, luôn có những kẻ vui người buồn. Các nhà đầu tư vào doanh nghiệp công nghệ tất nhiên rất hài lòng với quyết định cắt giảm nhân sự hàng loạt để giảm chi phí. Chỉ số Nasdaq của cổ phiếu công nghệ trên sàn chứng khoán Mỹ tăng 16% tính từ ngưỡng thấp vào cuối tháng 12/2022.

Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào các con số nhân viên bị sa thải, người ta dễ có cảm giác bi quan. Trên thực tế, dù vẫn sa thải, nhưng nhiều doanh nghiệp công nghệ vẫn tuyển mới trong năm 2022. Nếu tính bù trừ giữa số nhân viên bị sa thải và tuyển mới, tổng số lượng người lao động trong ngành công nghệ thực ra cũng chưa thực sự giảm nhiều.

Quảng cáo

Để có được sự so sánh rõ ràng hơn, trong thời kỳ bong bóng ngành công nghệ bùng nổ và xì hơi trước đây, tính từ thời kỳ đỉnh cao của bong bóng dotcom cho đến khi bong bóng xì hơi vào cuối năm 2003, tổng quy mô lực lượng nhân sự ngành công nghệ tại Mỹ giảm 23% tức tương đương khoảng 685.000 việc làm.

Làn sóng sa thải ngành công nghệ diễn ra trên diện rộng không khỏi khiến cho người ta đặt ra hai câu hỏi: ai đang bị sa thải? những người lao động bị sa thải đi đâu?

Theo chuyên gia ngành tại Hiệp hội Công nghệ Điện toán Mỹ, ông Tim Herbert, hoạt động sa thải của các doanh nghiệp công nghệ chủ yếu tập trung vào các bộ phận như kinh doanh hay tuyển dụng.

Trong những năm gần đây, nhân sự những mảng này tính trong tổng quan của ngành công nghệ đã tăng trưởng rất nhanh. Trong khoảng thời gian đại dịch COVID-19 căng thẳng nhất vào mùa xuân năm 2020 cho đến thời kỳ đỉnh cao nhất của việc làm ngành công nghệ đầu năm 2023, nhân sự ngành có thêm đến 1 triệu người lao động.

Chỉ riêng việc tuyển thêm số lượng người như trên cũng cần đến lượng lớn nhân viên tuyển dụng. Thông thường, mỗi nhân viên tuyển dụng sẽ tuyển mới 25 nhân viên/năm.

Dù vậy, những nhân viên chuyên công nghệ cũng không hề miễn nhiễm với làn sóng sa thải. Trong kế hoạch tái cơ cấu, Meta công bố sẽ có nhiều điều chỉnh với lĩnh vực công nghệ, vì vậy khó tránh khỏi sa thải nhân sự. Việc nhiều nhân sự ngành công nghệ rời khỏi doanh nghiệp công nghệ lớn có thể mang đến nguồn lực rất quan trọng mà các ngành khác đang cần để phát triển.

Nhiều năm nay, nhóm các ngành công nghiệp đã chật vật với ngành công nghệ trong việc cạnh tranh giành nhân sự với ngành công nghệ, giờ đây rất nhiều doanh nghiệp ngành này đã có được nhân sự mà họ muốn.

Hãng sản xuất máy kéo John Deere là một ví dụ như vậy. Hãng này trong thời gian gần đây đã không ngừng săn lùng nhân sự ngành công nghệ bị sa thải để phát triển hệ thống máy móc của riêng họ.

Năm ngoái, doanh nghiệp đã mở văn phòng tại Austin, một trung tâm công nghệ phát triển tại Texas. Nhiều hãng xe ô tô Mỹ trong tham vọng phát triển các hệ thống của riêng họ cũng đang khao khát nhân sự ngành công nghệ. Ngoài ra còn phải kể đến nhiều ngân hàng, công ty bảo hiểm và bán lẻ cũng rất muốn tuyển nhân sự ngành này.

Nhân sự ngành công nghệ rời bỏ doanh nghiệp trong ngành đang tạo ra một thế hệ các doanh nghiệp khởi nghiệp mới tại Mỹ. Số lượng các hồ sơ doanh nghiệp khởi nghiệp tại thung lũng Silicon Valley trong tháng 1/2023 tăng gấp 5 lần so với năm trước đó. Nhiều chuyên gia có quan điểm lạc quan đang tin rằng thay đổi trong nhân sự của ngành công nghệ sẽ tạo ra thêm nhiều mảng việc làm mới trong nhiều lĩnh vực khác nữa.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5

Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Việt Nam-Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng cấp Bộ trưởng

Trung Quốc giảm lãi suất cho vay lần đầu tiên trong 7 tháng

Trung Quốc ngày 20/5 đã cắt giảm 10 điểm cơ bản đối với các lãi suất cho vay chủ chốt, trong bối cảnh đồng NDT mạnh hơn và căng thẳng thương mại dịu bớt tạo điều kiện nới lỏng tiền tệ.

Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump Tín dụng khởi sắc, lãi suất huy động có thể tăng dần về cuối năm

Nhật Bản: Goldman Sachs dẫn đầu khối ngân hàng ngoại sau nhiều biến động

Mặc dù lợi nhuận giảm, chi nhánh Nhật Bản của Goldman Sachs vẫn là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong số các ngân hàng nước ngoài chốt sổ vào tháng 12/2024.

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm Goldman Sachs hạ dự báo giá dầu do lo ngại tăng trưởng kinh tế Mỹ

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp cho dù tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ bậc tín nhiệm của Mỹ do lo ngại về gánh nặng nợ công lớn.

Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á