Hé lộ lý do đằng sau thương vụ gom 400 tấn vàng trong 3 tháng của các "cá voi" bí ẩn

Theo Bloomberg, ở lần này, toàn bộ những quốc gia mua vàng với số lượng lớn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề căng thẳng.

Cách để “sống sót” sau ngày tận thế được cho là… khá đơn giản. Sau khi đã có đầy đủ đồ ăn đóng hộp hay vũ khí, một thứ quan trọng khác đó là tìm nguồn cung vàng thỏi. Bạn sẽ cần vàng để mua đạn hay “mua tin” để tìm đường thoát trong một cuộc chiến.

Theo Bloomberg, đó cũng là lý do đằng sau dòng vốn đang đổ vào thị trường kim loại quý ở thời điểm hiện tại, với động lực chính là NHTW của các quốc gia. Trong tuần trước, Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết các NHTW đã mua 400 tấn vàng trong quý 3, với dòng vốn kỷ lục tương đương với mức họ thường mua trong cả năm ở thời điểm thông thường.

Tuy nhiên, không phải lúc nào danh tính của những người mua vàng nhiều nhất cũng rõ ràng. Các cơ quan quản lý tiền tệ là những thế lực mạnh mẽ đến mức họ có thể tác động mạnh đến toàn bộ thị trường khi can thiệp, đây cũng là lý do khiến giá vàng giảm mạnh trong những năm 1990 và 2000 khi một số NHTW đồng loạt bán vàng.

Ở lần này, toàn bộ những quốc gia mua vàng với số lượng lớn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề căng thẳng. Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia chứng kiến đồng lira giảm 52% trong năm nay tính đến tháng 9, đã mua thêm 95,5 tấn vàng trong cùng kỳ. Ai Cập mua 44,8 tấn vàng trong khi đồng nội tệ giảm 20%. Ấn Độ mua 40,5 tấn vàng cùng thời điểm đồng rupee giảm 8,7%. Đồng dinar của Iraq neo giá theo USD, nhưng các giao dịch hoán đổi tín dụng lại tăng lên gần 9%, ngay cả sau khi nước này mua 33,9 tấn vàng.

screen-shot-2022-11-07-at-164916-2577.png

NHTW của các nước đang phát triển mua vàng nhiều nhất.

Bloomberg nhận định tình huống này gây tò mò cho thị trường nói chung. Việc tích trữ vàng trong kho dự trữ của một NHTW từ lâu đã là một tín hiệu mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư tin rằng chính phủ sẽ bên đi vay đáng tin cậy. Song, kể cả đã mua vài chục tấn vàng, thì không điều gì có thể đảm bảo rằng khả năng tín dụng của Ai Cập sẽ được cải thiện.

Trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm - đang có lợi suất 4,2%, dường như là khoản đầu tư tốt hơn nhiều so với loại tài sản không có lãi, đặc biệt là hiện tại vàng không còn mang lại lợi nhuận hấp dẫn hơn trái phiếu chính phủ.

Vàng vẫn có lợi thế quan trọng, vì không như trái phiếu, kim loại này không bị ràng buộc bởi mối quan hệ đối tác nào. Trái phiếu chính phủ Mỹ từng là một loại tài sản an toàn và không có rủi ro. Nhưng sau đó, vào tháng 2 năm nay, các biện pháp trừng phạt của phương Tây với NHTW Nga đã khiến phần lớn 498 tỷ USD trong kho dự trữ bị đóng băng. Bởi vậy, khi mâu thuẫn chính trị xảy ra, mua vàng là lựa chọn hợp lý hơn cả.

Quảng cáo

Với khía cạnh đó, việc mua vàng của Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập trở thành tiêu điểm của thị trường. Dù đây là 2 quốc gia đồng minh quan trọng của Mỹ, nhưng mối quan hệ giữa họ lại có chuyển biến xấu trong thập kỷ qua. Tương lai của mối quan hệ đó trong tương lai cho đến nay cũng chưa chắc chắn. Bởi vậy, trong một thế giới nhiều xung đột như vậy, kho dự trữ của NHTW không nên cam kết quá chặt chẽ với bất kỳ quốc gia nào.

screen-shot-2022-11-07-at-165327-936.png

Một trong số những quốc gia có thặng dư tài khoản vãng lai lớn nhất chứng kiến quan hệ với Mỹ trở nên căng thẳng hơn.

Động thái của các quốc gia trên cũng là một “manh mối” để xác định danh tính của những người mua lớn nhất trên thị trường vàng. Những người mua đã công khai thông tin chỉ mua khoảng 120 tấn trong số 400 tấn. Việc dự báo quốc gia nào mua nhiều vàng nhất có thể dựa vào thông tin về thặng dư tài khoản vãng lai.

Bloomberg đã dự đoán, ngoài châu Âu - nơi đã ngừng mua vàng thỏi quy mô lớn từ cách đây nhiều thập kỷ, thì những “cá voi” trên thị trường vàng đều có quan hệ với Mỹ bị rạn nứt, đó là Trung Quốc, Nga và Ả Rập Xê Út.

Vai trò của đồng USD với vị thế là phương thức thanh toán chung ưu việt của thế giới vẫn chưa thay đổi. Khoảng 88% giao dịch tiền tệ liên quan đến đồng bạc xanh được thực hiện trong năm nay, theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS). Tuy nhiên, tỷ trọng của đồng USD trong kho dự trữ của các NHTW đã giảm nhanh chóng, từ 65% vào cuối năm 2016 xuống 59% vào đầu năm nay.

Đó gần như là hệ quả của việc Washington ngày càng cứng rắn về sự thống trị của đồng USD trong những năm gần đây. Trong khi đó, quan điểm đó là buộc các ngân hàng Pháp phải tuân theo các lệnh trừng phạt của Mỹ hay cô lập Nga với nền kinh tế toàn cầu.

screen-shot-2022-11-07-at-165338-5694.png

Tỷ trọng của đồng USD trong các kho dự trữ ngoại hối của NHTW giảm mạnh.

Tình huống như vậy khiến vàng trở thành sự thay thế hấp dẫn hơn. Song, dự trữ vàng vẫn chứa đựng những rủi ro. Venezuela hiện đang vướng một loạt các vụ kiện pháp lý ở London về việc liệu tổng thống đương nhiệm hay các đối thủ chính trị của ông có nên kiểm soát lượng vàng dự trữ trong kho của NHTW hay không.

Cho đến nay, lãnh đạo phe đối lập - Juan Guaido, người được chính phủ Anh công nhận, dường như đang chiếm ưu thế. Bloomberg nhận định, khi những mâu thuẫn xảy ra, ngay cả vàng vẫn là chưa đủ để cứu bạn.

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

WTO "mắc kẹt" giữa tranh chấp thương mại

Cơ quan Phúc thẩm của WTO, bao gồm bảy chuyên gia về luật thương mại và quốc tế, đã không thể xử lý bất kỳ vụ việc mới nào kể từ tháng 12/2019, do Mỹ liên tục chặn các đề cử thành viên.

WTO kêu gọi loại bỏ rào cản thương mại với hàng hóa vì môi trường Quan chức EU kêu gọi khiếu nại Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ lên WTO

Xuất khẩu thực phẩm của Nhật Bản tiếp tục cao kỷ lục

Ngày 4/2, Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho biết, kim ngạch xuất khẩu nông sản, lâm nghiệp, thủy sản và thực phẩm của nước này năm 2024 đạt mức cao kỷ lục trong năm thứ 12 liên tiếp.

Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản BoJ: Giá trị tài sản tài chính của các hộ gia đình Nhật Bản sụt giảm

Tình thế khó xử của FED

Hai quan chức Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), được cho là đại diện cho hai quan điểm trái ngược trong chính sách tiền tệ, cho biết hôm 2/1 rằng, họ sẽ cần theo dõi tác động của các chính sách từ chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với lạm phát để

Thị trường vàng “lặng sóng” trước thềm cuộc họp của Fed FED giữ nguyên lãi suất, bất chấp sức ép từ Nhà Trắng

Lạm phát của Mỹ tăng mạnh nhất 8 tháng

Theo số liệu mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố, lạm phát tại nước này trong tháng 12/2024 đã tăng mạnh nhất tám tháng qua khi chi tiêu tiêu dùng cho hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ.

Chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ, chứng khoán châu Á biến động trái chiều Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Mỹ áp thuế hàng nhập từ Canada, Mexico và Trung Quốc; DeepSeek tạo "cơn địa chấn" trên thị trường công nghệ toàn cầu; Fed giữ nguyên lãi suất... là những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025 10 sự kiện chứng khoán năm 2024

Chờ đợi thêm tín hiệu, các thị trường châu Á biến động “cầm chừng”

Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ báo cáo về Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 12 của Mỹ, dự kiến công bố ngày 31/1, để đánh giá xu hướng lạm phát.

Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12 Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm theo đà của Phố Wall

FED giữ nguyên lãi suất, bất chấp sức ép từ Nhà Trắng

Sau cuộc họp chính sách đầu tiên của năm 2025, diễn ra trong hai ngày 28-29/1, Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản, tạm dừng xu hướng nới lỏng chính sách đã duy trì trong khoảng nửa năm qua khi các quan chức xem xét b

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát Chờ tin từ Fed, giá dầu thế giới tăng từ mức thấp nhất trong nhiều tuần

Yếu tố làm nên sức bật cho nền kinh tế “ngôi sao” của châu Âu

Tây Ban Nha đang nổi lên như một điểm đến du lịch hấp dẫn, đồng thời gây ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, cạnh tranh với cả Mỹ.

Đường ống mới Pháp - Tây Ban Nha có giải quyết được khủng hoảng năng lượng châu Âu? Tòa án Tây Ban Nha điều tra Meta về việc sử dụng dữ liệu cho AI

Trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Á như thế nào?

AI có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng, nhưng các nhà hoạch định chính sách có thể chống lại điều này bằng mạng lưới an toàn xã hội hiệu quả hơn, triển khai các chương trình đào tạo lại kỹ năng và ban hành các quy định để thúc đẩy việc sử dụng công nghệ

Trí tuệ nhân tạo đã thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế? Trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi hoàn toàn thị trường lao động thế giới